ClockThứ Năm, 21/10/2021 16:04

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cây rau má

TTH.VN - Chiều 21/10, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế phối hợp Sở Khoa học và công nghệ cùng các đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị công bố triển khai đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cây rau má tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Phát triển Viện Công nghệ Sinh học - Đại học Huế xứng tầm là một trong 3 viện lớn của Quốc giaTập trung triển khai hiệu quả đề án phát triển Viện Công nghệ sinh họcQuan tâm, tìm giải pháp phát triển Viện Công nghệ sinh học

PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2024, cơ quan chủ trì đề tài là Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế và PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định các đặc điểm hình thái, hóa sinh, chỉ thị phân tử để nhận diện giống rau má Quảng Thọ; hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cây rau má nuôi cấy mô; hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc cây rau má hướng đến tiêu chuẩn hữu cơ.

Nghiên cứu gồm nhiều nội dung, trong đó có nghiên cứu các tiêu chí phân biệt giống rau má Quảng Thọ với các giống rau má khác; nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch cây rau má Quảng Thọ bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật; nghiên cứu quy trình trồng và chăm sóc cây rau má hướng đến tiêu chuẩn rau hữu cơ. Đồng thời sẽ có các hội thảo, tập huấn và chuyển giao.

Kết quả của đề tài sẽ được chuyển giao trực tiếp cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền và các hợp tác xã trong tỉnh có nhu cầu để nhân rộng mô hình trong tỉnh và các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các khu vực lưu vực sông có phù sa bồi đắp hằng năm.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

TIN MỚI

Return to top