ClockThứ Ba, 21/12/2021 15:35

Nghiên cứu nhân giống cây dược liệu đặc hữu ở Huế

TTH.VN - Sáng 21/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức hội đồng giao trực tiếp cho Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây gừng đen (Distichochlamys sp.) - một loài dược liệu đặc hữu của Thừa Thiên Huế”.

Tạo mô hình sinh kế bền vững cho ngư dân vùng đầm phá Tam Giang-Cầu HaiXét chọn 9 đề tài, công trình để tặng Giải thưởng Cố đô về khoa học công nghệXây dựng vườn giống cây dược liệu tiềm năng

PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng thuyết minh nội dung đề tài tại hội nghị vào sáng 21/12

Đề tài do PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng làm chủ nhiệm, thực hiện với thời gian 2 năm do Quỹ Phát triển khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ kinh phí. Theo đó, đề tài sẽ thu mẫu cây gừng đen khỏe mạnh mọc hoang dại tự nhiên ở địa phương làm nguyên liệu cho nuôi cấy in vitro và nhân giống bằng giâm hom; đồng thời nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng nuôi cấy in vitro và giâm hom. Ngoài ra, đề tài xây dựng quy trình nhân giống cây gừng đen bằng nuôi cấy in vitro và giâm hom tại vườn...

Theo PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về kỹ thuật trồng loại cây gừng đen này. Hy vọng với kế hoạch, phương pháp nghiên cứu này, đề tài sẽ góp phần bảo tồn, khai thác phát triển giống gừng đen phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương; đồng thời có khả năng ứng dụng, chuyển giao cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân tiếp cận kỹ thuật trồng, sản xuất cây giống cũng như tạo ra nguyên liệu sản xuất sản phẩm dược liệu đặc hữu ở Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Đất cằn tỏa tinh hương

Được ví là nơi "khô cằn sỏi đá", người dân vùng gò đồi Phong Sơn - Phong Xuân - Phong Mỹ ở phía tây huyện Phong Điền từng bán tín bán nghi khi một doanh nhân đem hàng chục tỷ đồng về quê xây nhà máy sản xuất tinh dầu dược liệu. Và giờ họ đã tin, đã vui khi đón làn "gió đồng ngát hương" của mùi dược liệu.

Đất cằn tỏa tinh hương

TIN MỚI

Return to top