ClockThứ Sáu, 22/04/2022 08:33

Nghiên cứu tiêm mũi 4 vắc xin COVID-19 cho đối tượng có chỉ định

Bộ Y tế xác định vắc xin COVID-19 vẫn là vũ khí chiến lược, là 'lá chắn' quan trọng nhất trong phòng chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn tiêm chủngTiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ dưới 12 tuổi tại A Lưới, Phong ĐiềnĐồng loạt tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ nhỏ

Một điểm tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: ĐỘC LẬP

Vì vậy, trong nước vẫn đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng theo chỉ định; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi trong tháng 4.2022; đẩy nhanh việc cung ứng vắc xin, hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2 năm nay.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu việc tiêm vắc xin mũi 4 cho các đối tượng chỉ định, nhất là đối tượng nguy cơ cao, đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc tế về mũi tăng cường này. Hiện các địa phương đang tiêm mũi 3 cho tất cả những người từ 18 tuổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Chúng ta nghiên cứu tiêm mũi 4 (liều nhắc lại thứ 2) đối với một số đối tượng và ưu tiên cho đối tượng nguy cơ cao như: người cao tuổi, người có bệnh lý nền và có bệnh mãn tính. Đây là những đối tượng mà Bộ Y tế đang nghiên cứu, đang tổ chức các hội thảo khoa học để có thể triển khai tiêm được mũi 4, đảm bảo thành quả của chiến dịch tiêm chủng từ trước đến nay”.

Bộ Y tế nêu rõ mũi 4 là mũi vắc xin để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (2 mũi) và liều nhắc lại (mũi 3). Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung (đủ 3 mũi) thì được coi là hoàn thành liều cơ bản. Như vậy, với những người này, liều nhắc lại là mũi 4.

Theo Bộ Y tế, cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, tránh bỏ sót; các cơ sở khám chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám chữa bệnh tại cơ sở. Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Đồng thời, theo dõi sát tình hình dịch COVID-19 trong nước và trên thế giới, bám sát khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học; kịp thời phát hiện, cảnh báo, ứng phó với các diễn biến chưa dự báo được, như vi rút có thể thích ứng với vắc xin hoặc có thể xuất hiện các biến thể mới.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu các mũi tiêm bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin công nghệ mRNA (Moderna, Pfizer).

Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (AstraZeneca).

Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin mRNA có thể tiêm liều nhắc lại bằng vắc xin AstraZeneca. Khoảng cách tiêm mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối của liều cơ bản.

Đối với người đã mắc COVID-19 thì thời gian tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng sau khỏi bệnh.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top