ClockChủ Nhật, 19/12/2021 15:02

Nghiên cứu văn hóa Phật giáo trên đất Huế

TTH.VN - Ngày 19/12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức hội nghị “Tiếp cận nghiên cứu văn hóa Phật giáo trên đất Huế”.

Tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo Việt NamTrải nghiệm hoạt động Phật giáo tại lễ hội văn hóa Insa-dong, Hàn QuốcVương triều Nguyễn với di sản Phật giáo

Hội nghị được xem là bước khởi đầu chuẩn bị cho các hoạt động mang tính khoa học về chủ đề này sẽ được tổ chức trong thời gian tới

Theo TS. Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Phật giáo có lịch sử ra đời sớm ở vùng đất Huế, đặc biệt từ đầu thế kỷ XIV, Phật giáo được các vị vua Trần chú trọng phát triển ở 2 châu Ô, Lý sau này là châu Thuận, châu Hóa gia nhập vào lãnh thổ Đại Việt, tiếp đó là những đợt di dân từ thời Hồ, Lê về sau.

Từ khi chúa Nguyễn Hoàng đặt chân lên vùng Thuận Hóa, đã có rất nhiều cư dân vùng Bắc Trung bộ theo dòng họ Nguyễn vào Đàng Trong lập nghiệp. Theo chân họ, Phật giáo cũng lan tỏa trong suốt hành trình mở cõi vào phương Nam. Các chúa Nguyễn, những người sùng đạo Phật, là những người Việt đi tiên phong trong công cuộc mở rộng sức lan tỏa và hộ trì nhiệt tình cho Phật pháp du nhập và phát triển ở Đàng Trong. Phật giáo dưới thời Nguyễn phát triển mạnh, chùa chiền càng ngày càng nhiều…

Nghiên cứu về Phật giáo trên đất Huế, một số nhà nghiên cứu có chung nhận định, vùng Huế là nơi còn lưu giữ rất nhiều giá trị về Phật giáo. Đáng chú ý là hệ thống mộc bản Phật giáo, một di sản tư liệu có giá trị không chỉ đối với Phật giáo mà còn là phần không thể tách rời trong dòng chảy văn hóa dân tộc, của Huế qua các thời kỳ lịch sử. Hệ thống văn bia Phật giáo Huế, nghệ thuật trang trí bia chùa Huế đặc sắc hơn so với bia ở nhiều địa phương khác. Âm nhạc Phật giáo là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các giá trị âm nhạc truyền thống của Việt Nam...

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Trưởng ban điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán nhấn mạnh, Huế được mệnh danh là xứ Thiền kinh, là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng của đất nước. Trải qua dặm dài lịch sử, Phật giáo không chỉ trở thành nền tảng tinh thần của cư dân xứ Huế mà còn được xem là một trong những thành tố quan trọng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Huế.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top