ClockThứ Sáu, 18/03/2016 14:16

Ngô lai bén duyên ở Hồng Thủy

TTH - Đưa cây ngô lai vào trồng thay thế cho cây ngô thuần chủng theo kỹ thuật canh tác mới phù hợp với thổ nhưỡng, người dân xã Hồng Thủy (A Lưới) từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Người dân Hồng Thủy đã biết canh tác cây ngô lai

Vượt qua đèo Pê Ke đến xã Hồng Thủy khi trời xế chiều, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi với xã biên giới này là những đồi ngô bao la, xanh biếc. Theo hướng dẫn của người dân, chúng tôi tìm vào khu tái định cư Pa Ây, nơi có vựa ngô lớn nhất của xã Hồng Thủy.

Anh Hồ Văn Đức, Trưởng thôn Pa Ây phấn khởi: “Trước đây, đồng bào chỉ quen việc canh tác theo tập quán đốt nương làm rẫy, cuộc sống rất khó khăn. Nhưng từ lúc chủ trương chuyển đổi cây trồng, đưa cây ngô lai vào trồng theo hướng hàng hóa, đời sống của người dân thay da đổi thịt, nhiều hộ dân trong thôn thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.

Ở Pa Ây, nhà nào cũng có rẫy trồng ngô lai, trung bình sau mỗi vụ ngô, mỗi hộ ít lắm cũng thu lãi từ 3 – 5 triệu đồng. Ngô lai thực sự bén duyên với người dân Pa Ây. Anh Đức chia sẻ.

Là một nông dân điển hình của xã Hồng Thủy vươn lên làm giàu bền vững với mô hình trồng ngô theo hướng hàng hóa, anh Lê Đức Máy ở thôn La Ngà kể: “Từ khi được cán bộ về xã tập huấn kỹ thuật trồng ngô và đưa cây ngô lai vào gieo trồng, cuộc sống gia đình tôi thay đổi hẳn. Nhờ trồng hai đồi ngô mà tôi cất được nhà vách có lót gạch men. Trung bình thương lái thu mua hạt ngô 6.000 đồng/kg, mỗi năm trồng hai vụ ngô, trừ chi phí, thu lãi gần 100 triệu đồng”.

Nói về bí quyết trồng ngô lai đạt hiệu quả cao, anh Máy chia sẻ: Ngô lai cũng giống như các cây trồng khác, người trồng phải chăm sóc kỹ. Hàng ngày anh đều làm cỏ và bón phân định kỳ cho cây, nhất là lúc ngô bắt đầu trổ cờ. Thương lái lên tận nơi thu mua ngô nên đầu ra cũng dễ hơn.

Ông Hồ Văn Xiêng, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy cho biết, bên cạnh cây sắn, cây chuối, ngô lai là loại cây trồng chủ lực giúp người dân Hồng Thủy có thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Đa số các hộ dân trên địa bàn xã đều trồng cây ngô lai, trong đó thôn Pa Ây có diện tích trồng ngô lớn nhất. Hiện nay, mỗi năm người dân trồng ngô hai vụ với diện tích 225 ha, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha/năm.

Ông Nguyễn Đức Phú, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông A Lưới cho biết, từ năm 2004 cây ngô lai được đưa vào trồng trên địa bàn huyện. Tất cả các xã đều có trồng ngô lai, trong đó xã Hồng Thủy chiếm hơn 50% diện tích toàn huyện. Hàng năm, trạm khuyến nông thường xuyên về tập huấn kỹ thuật canh tác, cách chăm sóc ngô lai đạt năng suất cao nhất cho bà con. So với các xã khác, ngô lai trồng ở Hồng Thủy đạt năng suất cao nhất bởi thổ nhưỡng ở đây phù hợp cho cây ngô phát triển.

Võ Thạnh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pâr Ay chung sức xây dựng nông thôn mới

Ngày 7/11, tại thôn Pâr Ay, xã Hồng Thuỷ (A Lưới), huyện A Lưới tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2023).

Pâr Ay chung sức xây dựng nông thôn mới
Truy quét khai thác vàng trái phép tại xã Hồng Thủy

Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện hầm vàng mới, dụng cụ, lán trại khai thác vàng sa khoáng trái phép tại xã Hồng Thủy (A Lưới) và tiến hành tiêu hủy, khắc phục lại hiện trạng của dòng suối.

Truy quét khai thác vàng trái phép tại xã Hồng Thủy
Trao quà tết cho các hộ nghèo ở A Lưới, TP.Huế

Sáng 12/1, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Cổ truyền dân tộc Xuân Quý Mão, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể tỉnh đã đến thăm, tặng quà tết vì người nghèo tại xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

Trao quà tết cho các hộ nghèo ở A Lưới, TP Huế
Thông tuyến đường Hồ Chí Minh qua đèo Pê ke

Chiều 28/9, Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ tỉnh cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực giải phóng khối đất đá sạt lở chắn ngang tuyến đường Hồ Chí Minh qua đèo Pê ke (xã Hồng Thủy, huyện A Lưới), đến nay đã thông tuyến trở lại.

Thông tuyến đường Hồ Chí Minh qua đèo Pê ke
Return to top