ClockThứ Năm, 20/08/2015 17:36

Ngoại giao Việt Nam: 70 năm truyền thống và định hướng tương lai

TTH.VN - Từ ngày thành lập đến nay, ngành Ngoại giao Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngày 20/8), tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức hội thảo quốc tế “Ngoại giao Việt Nam: 70 năm truyền thống và định hướng tương lai". 

Tham dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng các Đại sứ, đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội.

ngoai giao viet nam: 70 nam truyen thong va dinh huong tuong lai hinh 0
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu Khai mạc Hội thảo. Ảnh: Quang Hòa/Thế giới & Việt Nam 

Hội thảo nhằm đánh giá những đóng góp của ngoại giao Việt Nam 70 năm qua đối với hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và thế giới; kiến nghị những định hướng của ngành trong thời gian tới. 

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, kể từ ngày thành lập 28/8/1945, ngành Ngoại giao Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước kia, cũng như sự nghiệp Đổi mới, hội nhập và bảo vệ an ninh Tổ quốc hiện nay, góp phần to lớn trong việc củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng quan hệ đối ngoại. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới trong đó có 2 đối tác chiến lược toàn diện, 13 đối tác chiến lược và 11 đối tác toàn diện. Trong quan hệ chính trị-ngoại giao với các đối tác, mức độ hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau ngày càng được nâng cao. Quan hệ kinh tế-thương mại và đầu tư không ngừng phát triển nhanh chóng với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam cũng tham gia ngày càng sâu rộng và chủ động các tiến trình khu vực và các công việc quốc tế. Việt Nam hiện là thành viên chính thức của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực. Quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ là những nguồn lực quan trọng đưa nền kinh tế-xã hội Việt Nam không ngừng phát triển, từng bước hội nhập sâu vào khu vực và thế giới.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, bước sang giai đoạn mới, chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.

"Việt Nam sẽ nỗ lực đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, phát triển quan hệ với các đối tác chủ chốt và các nước bạn bè truyền thống. Trong ngoại giao đa phương, Việt Nam tiếp tục giữ vai trò thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, đồng thời tham gia tích cực hơn nữa vào cơ chế đa phương khác, trước hết là Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực không ngừng diễn biến phức tạp, việc triển khai một cách hiệu quả chính sách đối ngoại với định hướng nêu trên đang đặt ra những thách thức mới đối với ngoại giao Việt Nam”, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Các tham luận tại hội thảo đã làm rõ hơn vai trò mở đường, phát huy sức mạnh của ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa, ngành ngoại giao đã khai thông, mở rộng và đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đi vào chiều sâu; đi tiên phong trong việc khai mở các thị trường, các lĩnh vực hợp tác quốc tế mới. Vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Ngày nay, thế giới biết đến Việt Nam không chỉ là dân tộc yêu chuộng hòa bình, quật cường, anh dũng trong chiến tranh, mà còn là đất nước đổi mới thành công, thân thiện, có nhiều tiềm năng, kinh tế phát triển năng động, tích cực tham gia vào các công việc quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Mâu thuẫn vì từ chối "cụng ly" dẫn tới chém nhau

Ngày 23/4, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với Nguyễn Minh Vũ (SN 1985, trú phường Phú Nhuận); Châu Văn An (SN 1991) và Phạm Văn Phước (SN 1997) cùng trú phường An Đông, TP. Huế.

Mâu thuẫn vì từ chối cụng ly dẫn tới chém nhau
Return to top