Thế giới Thế giới
Ngoại trưởng Kerry chứng kiến ký Peace Corps vào Việt Nam
Sáng nay 24-5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng chứng kiến Lễ ký thỏa thuận về Chương trình Hoà bình (Peace Corps) và có cuộc hội đàm.
Lễ ký kết thỏa thuận về Chương trình Hoà bình Peace Corps - Ảnh: Lam Phương
Sáng nay 24-5, tại Nhà khách Chính phủ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cùng chứng kiến Lễ ký thỏa thuận về Chương trình Hoà bình (Peace Corps) và có cuộc hội đàm.
Cùng tham dự kễ ký có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius và Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Bùi Quang Vinh.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và Giám đốc Chương trình Hoà bình Peace Corps đã ký kết văn bản thoả thuận, theo đó các tình nguyện viên của Peace Corps sẽ tới Việt Nam để tham gia giảng dạy tiếng Anh.
Giám đốc Peace Corps cho biết theo thoả thuận này, các tình nguyện viên của Chương trình Hoà bình sẽ hỗ trợ các giảng viên Việt Nam dạy tiếng Anh và họ cũng sẽ có cơ hội để tìm hiểu thêm về lịch sử, truyền thống văn hoá Việt Nam.
Phỏ Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và người đồng cấp John Kerry còn là hai người bạn - Ảnh: Lam Phương
Ngoại trưởng Kerry cho biết với chương trình này, các tình nguyện viên sẽ đến giúp việc giảng dạy tiếng Anh ở hai TP lớn là Hà Nội và TP HCM.
Phát biểu tại Lễ ký, Ngoại trưởng Kerry cho biết Giám đốc đầu tiên của Peace Corps từng nói hoà bình không đơn thuần là tình trạng không có chiến tranh, mà để có một nền hoà bình phải có được sự hiểu biết, sự công nhận về những điều vô cùng đơn giản cũng vô cùng mạnh mẽ, những điểm chúng ta có chung với nhau là cơ bản và quan trọng hơn so với những gì có thể chia rẽ chúng ta. “Câu nói đó đã nói lên một sự thật hiển nhiên, hoà bình là điều lớn lao, cần có những nỗ lực cụ thể và không ngừng nghỉ để mang các nhân dân các dân tộc gần lại với nhau” – ông Kerry nói.
“Chiến tranh Việt Nam xảy ra, đó là hiện thực khó khăn, rất nhiều điều không thể làm được. Hai mươi năm vừa qua, chúng ta đã đạt được một điều: quan hệ được bình thường hoá. Đây là một điều bình thường, hoà bình là một điều hoàn toàn bình thường và Peace Corps vào Việt Nam là một hiện thực bình thường nhưng cũng rất phi thường, cho những người Mỹ đến đây giảng dạy tiếng Anh, như là bước đi tiếp theo trong phát triển mối quan hệ song phương giữa hai nước chúng ta” - Ngoại trưởng Mỹ Kerry, cũng là một cựu binh chiến tranh Việt Nam, khẳng định.
Quang cảnh buổi hội đàm giữa Ngoại trưởng Kerry và người đồng cấp - Ảnh: Lam Phương
Trước đó, trong cuộc họp báo đầu giờ chiều qua 23-5, Tổng thống Mỹ Barack cho biết ông rất vui mừng là lần đầu tiên Peace Corps sẽ đến Việt Nam. “Những tình nguyện viên Peace Corps của chúng tôi sẽ tập trung vào việc giảng dạy tiếng Anh và tình hữu nghị mà nhân dân chúng ta đã tạo dựng sẽ đưa chúng ta lại gần nhau hơn trong những thập kỷ tới” – Tổng thống Mỹ nói.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang tháp tùng Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 đến 25-5. Chuyên cơ của ông Kerry hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc gần 19 giờ tối 22-5, hơn 2 giờ trước khi ông Obama đến Hà Nội.
Ngày hôm qua, 23-5, ông Kerry đã tháp tùng Tổng thống Mỹ tham gia cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều tối cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry xuất hiện ở hồ Gươm trả lời phỏng vấn một hãng tin nước ngoài rồi đi dạo quanh vườn hoa gần đền Ngọc Sơn. Ông Kerry sau đó đi lên cầu Thê Húc, vào thăm đền Ngọc Sơn, vừa đi vừa trò chuyện với nữ phóng viên.
Từng là cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, cùng với Thượng nghị sĩ John McCain, Ngoại trưởng Mỹ Kerry là người có nỗ lực rất lớn thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ và tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Theo Người lao động
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn (13/04)
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19 (13/04)
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển (13/04)
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn” (13/04)
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (13/04)
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo (12/04)
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới (12/04)
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi (12/04)
-
Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi
-
Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới