ClockThứ Bảy, 04/03/2017 17:02

Ngọt ngào ký ức...

TTH - Cấp trung học 7 năm, thì tôi học ở trường Đồng Khánh 3 năm rưỡi và tiếp tục học ở trường Hai Bà Trưng 3 năm rưỡi nữa. Một sự "cân bằng" ngẫu nhiên thú vị...

Cũng như nhiều cha mẹ người Huế khác, mẹ tôi kể ngày ba mẹ mới quen nhau khi cùng dạo chơi trên đường Lê Lợi, ngang qua trường Đồng Khánh, Quốc Học. Mẹ nói với ba tôi mong ước sau này có con, nếu con trai thì sẽ cho học trường Quốc Học và nếu con gái thì cho học trường Đồng Khánh. Nguyện ước đó về sau đã thành sự thật. Rồi ba mẹ tôi có hết thảy 8 người con, 4 anh em con trai thì học Quốc Học, và 4 chị em gái thì học Đồng Khánh.

Bâng khuâng ngày trở lại

Riêng tôi thì có duyên vào học Đồng Khánh từ niên khóa 1971-1978. Năm 1971 tôi học đệ nhất, đến năm 1975 khi đất nước hòa bình thống nhất thì tôi đang học nửa năm lớp đệ tứ (bây giờ gọi là lớp 9). Sau đó tiếp tục học từ cuối năm lớp 9 đến hết lớp 12 cũng tại ngôi trường này nhưng với tên gọi Trưng Trắc, sau đó là Hai Bà Trưng. Cấp trung học được 7 năm, thì tôi học ở trường Đồng Khánh 3 năm rưỡi và tiếp tục học ở trường Hai Bà Trưng 3 năm rưỡi nữa. Một sự "cân bằng" ngẫu nhiên nhưng thú vị.

Trải qua thời kỳ thiếu nữ mới lớn của mình dưới ngôi trường qua 2 giai đoạn lịch sử này. Đã để lại trong tôi nhiều ký ức sâu đậm, nhiều kỷ niệm khó quên vui buồn lẫn lộn.

Ký ức quãng thời gian trước 1975 khi là học sinh Đồng Khánh của tôi là hoài niệm của thời học sinh rất đẹp đẽ. Đồng khánh là ngôi trường nữ, nên ngoài việc chú trọng giáo dục văn hóa cho nữ sinh, thì còn chú trọng đến bộ môn nữ công gia chánh. Đặc biệt cô giáo Hoàng Thị Kim Cúc đã truyền dạy cho chúng tôi tình yêu nghệ thuật ẩm thực Huế. Là cô giáo thuộc thế hệ đầu của trường Đồng Khánh, khi tôi vào Đồng Khánh thì may mắn cô vẫn còn giảng dạy. Hình ảnh của cô luôn như một người bà, người mẹ dạy dỗ người con, đứa cháu của mình. Mỗi khi có dịp, tôi thích ngắm nhìn cô vì cô mang nét đẹp truyền thống mẫu mực của phụ nữ Huế xưa còn sót lại.

Riêng tôi, rất thích môn học gia chánh nên khi có duyên học với cô, tôi chăm chú ghi nhớ những lời cô dạy. Những điều đó đã ăn sâu và ảnh hưởng đến công việc của tôi cho mãi đến hôm nay. Bây giờ khi tôi tương đối thành công trong việc khôi phục lại nghệ thuật ẩm thực Huế qua những lần lễ hội festival, cũng như qua những lần giới thiệu thành công ẩm thực Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới. Sự thành công đó cũng ít nhiều dựa trên những lời giảng dạy căn bản của cô vào những giờ gia chánh dưới mái trường Đồng Khánh năm xưa.

Cô Đinh thị Quý Hương dạy Toán Hai Bà Trưng ( áo hoa) và chồng là Thầy Lê Tự Hỷ ( ngoài cùng)

Tuy nhiên trường Đồng Khánh không chỉ giáo dục cho nữ sinh chúng tôi về văn hóa và phẩm hạnh của người phụ nữ trong gia đình mà tại ngôi trường này chúng tôi được giáo dục để hiểu biết về những vấn đề bên ngoài xã hội nữa, đặc biệt là giáo dục lòng yêu nước cho nữ sinh. Tôi con nhớ năm 1974 tại phòng Khánh tiết thuộc khuôn viên nhà trường, ban giám hiệu đã tập hợp nữ sinh lại tổ chức mít- tinh để phản đối việc Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa - Trường Sa.

 Cũng như để mở mang thêm về mảng văn- hóa nghệ -thuật, nhà trường đã mời các nghệ sĩ, nhạc sĩ… đến nói chuyện, biểu diễn và giao lưu với nữ sinh. Như nhạc sĩ Vũ Thành An, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nghệ sĩ Kim Cương, ca sĩ Khánh Ly…

Quãng thời gian 3 năm rưỡi về sau từ giữa lớp 9 đến hết lớp 12, trường Đồng Khánh khi này đã đổi tên thành Trưng Trắc, sau đó là Hai Bà Trưng. Lúc này trường có nam sinh vào học chung cũng như có thêm nhiều thầy cô giáo từ các trường khác đến giảng dạy. Thực sự lúc đầu chúng tôi còn bỡ ngỡ, rụt rè. Nhưng sau đó thì do ảnh hưởng sự năng động của nam sinh nên chúng tôi hoạt bát, cởi mở hơn. Trong những năm đầu học Hai Bà Trưng, nữ sinh chúng tôi không còn được học môn gia chánh, thay vào đó chúng tôi được chú trọng giáo dục bộ môn thể dục, thể thao và đi lao động tăng gia sản xuất, đi trồng thông gây rừng ở đồi Thiên An, đi trồng sắn, trồng khoai ở làng Hương Hồ…

Điều hạnh phúc nhất của chúng tôi trong giai đoạn cuối cấp 3 ở Hai Bà Trưng này là được học với nhiều thầy cô rất khả kính mà chúng tôi rất ngưỡng mộ - Là những người ảnh hưởng đến chúng tôi mãi đến bây giờ cũng như mãi về sau. Như cô Huyền Tôn Nữ Mai Hương dạy chúng tôi môn Vật lý,  chủ nhiệm lớp tôi năm lớp 10; là cô giáo qua cả 2 thời kỳ Đồng Khánh - Hai Bà Trưng nên rất thông cảm cho tâm lý thầm kín của nữ sinh mới lớn lên. Ngoài bộ môn Vật lý cô còn dạy cho chúng tôi cách nói năng sao cho thanh nhã, dễ nghe, cách mặc áo dài sao cho kín đáo, đoan trang. Riêng tôi thương quý cô nhiều đến nỗi khi vào đại học tôi cũng chọn theo học ngành Vật lý như cô.

Cô Đinh Thị Quý Hương dạy chúng tôi môn toán. Đối với tôi cô Quý Hương là một cô giáo dạy toán “vĩ đại” nhất mà tôi may mắn được làm học trò (Tuy rất nhiều lần tôi được cô thưởng cho bao nhiều "trứng vịt lộn" mà tôi vẫn hết lòng ngưỡng mộ và thương quý cô). Cô Quý Hương dạy toán có phương pháp, cô đã khai thị, dẫn dắt chúng tôi đến với bộ môn tân toán học đầy triết lý, với các phép toán song xạ, ánh xạ …. xa lạ một cách tài tình. Dưới sự hướng dẫn của cô, các bài toán lượng giác: cos, sin… khô khan đã trở thành môn học dễ nuốt. Không những có công lao đối với thế hệ học sinh chúng tôi mà đối với gia đình riêng cô đã cống hiến cho xã hội những người con ưu tú. Một trong những người con của cô là anh Lê Tự Quốc Thắng, nay là Nhà Toán học nổi tiếng (hiện giảng dạy Toán tại Đại học Berkely danh tiếng của Hoa Kỳ).

Tôi lại còn được học văn chương với cô Nguyễn Thị Như Mai, cô thật hiền dịu và xinh đẹp, cô thương chúng tôi như con, dịu dàng dẫn dắt chúng tôi đến với thế giới văn chương đầy thơ mộng. Đặc biệt khi cô giảng về Kiều thì ngôn ý sâu sắc. Với môn văn, tôi cũng được học thêm với thầy Nguyễn Đình Niên. Với tôi, thầy Niên chính là một giáo viên dạy văn chương đúng nghĩa. Thầy đã mở rộng mắt nhìn của chúng tôi về thế giới văn chương. Tôi được làm học trò của thầy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, là thời kỳ đầu mới hòa bình thống nhất đất nước thì vấn đề “Nghệ thuật vị nhân sinh” rất được chú trọng, đề cao. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trong giờ học, để thư giãn, thầy vẫn đọc cho chúng tôi nghe những bài thơ thời tiền chiến của Đinh Hùng, Hoàng Cầm, Thế Lữ, Xuân Diệu… Chỉ vậy thôi, nhưng chính những bài thơ đó đã đi sâu vào tâm hồn non trẻ của chúng tôi một cách sâu đậm để hiểu thêm khái niệm “Nghệ thuật vị nghệ thuật”...

Nghĩ lại, tôi là một học sinh may mắn có cơ duyên học qua 2 giai đoạn lịch sử của trường Đồng Khánh và Hai Bà Trưng. Ngôi trường hồng đến nay đã tròn 100 năm tuổi, đã, đang và vẫn tiếp tục đào tạo nhiều học trò giỏi, có tri thức và phẩm hạnh, góp coogn xứng đáng trên nhiều lĩnh vực vì sự phát triển của quê hương...

Hồ Thị Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sôi nổi ngày hội đua ghe truyền thống lần thứ 34 mừng Quốc khánh

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), sáng 2/9, trên sông Hương, đoạn trước cổng trường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 34 năm 2023.

Sôi nổi ngày hội đua ghe truyền thống lần thứ 34 mừng Quốc khánh
Khánh thành nhà chờ du khách và trạm cấp nước tại các di tích

Ngày 15/8, tại lăng vua Gia Long, UBND TP. Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khánh thành nhà chờ du khách và trạm cấp nước tại 3 địa điểm: Lăng vua Gia Long, lăng vua Minh Mạng và lăng vua Đồng Khánh. Đây là nhà chờ và trạm cấp nước thuộc Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do WWF - Na Uy (thông qua WWF - Việt Nam) tài trợ.

Khánh thành nhà chờ du khách và trạm cấp nước tại các di tích
Chấn chỉnh, sắp xếp bố trí sử dụng vỉa hè ở phố đi bộ Hai Bà Trưng

Vừa qua, hàng chục hộ kinh doanh thuê mặt bằng ở vỉa hè phố đi bộ Hai Bà Trưng từ vị trí Tòa nhà VNPT đến Trung tâm giao dịch khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế bức xúc khi Công ty CP Tân Hà WINPRO (đơn vị cho thuê mặt bằng) đã bị UBND phường Vĩnh Ninh chấm dứt bố trí sử dụng dụng vỉa hè nhưng không thông báo, khiến việc kinh doanh bị ngưng trệ.

Chấn chỉnh, sắp xếp bố trí sử dụng vỉa hè ở phố đi bộ Hai Bà Trưng
Tạo thương hiệu đẳng cấp cho các tuyến phố đi bộ Thành phố Huế

Một số tuyến phố đi bộ của TP. Huế đã được hình thành, song công tác quản lý, hoạt động khai thác còn những khó khăn, bất cập. Hội thảo "Tạo lập, quản lý và xây dựng thương hiệu cho các tuyến phố đi bộ TP. Huế" do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 21/4 nhằm bàn luận, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa Huế để tìm giải pháp xây dựng thương hiệu, quản lý cho các tuyến phố đi bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng nổi tiếng của Cố đô Huế.

Tạo thương hiệu đẳng cấp cho các tuyến phố đi bộ Thành phố Huế
Cùng Huế “không ngủ sớm”

Với khung giờ hoạt động từ 18-24h các ngày cuối tuần, phố đi bộ Hai Bà Trưng chính thức gia nhập đội hình “các tuyến đường thức khuya” cùng thành phố và thêm điểm dừng chân check-in thú vị, an toàn cho du khách.

Cùng Huế “không ngủ sớm”
Return to top