ClockThứ Bảy, 01/02/2014 06:55

Ngựa ở ngõ Sông Như

TTH - Đã trở thành hoạt động thường niên, mười mấy năm qua, phòng tranh con giáp đón xuân đã gây ấn tượng và được nhiều người ngóng đợi. Năm trước, tuổi Tỵ-con rắn, nhiều họa sĩ “thối lui” do khó vẽ; năm nay, con ngựa, một linh vật khoáng đạt, tự tin và cả tự tại trong đời sống tâm linh lẫn ngoài đời đã thu hút được 14 cây cọ của “câu lạc bộ” 12 con giáp với 23 tác phẩm trong triển lãm “Ngựa ở ngõ Sông Như”…

Từ khi sân chơi về địa chỉ mới (14/7 Nguyễn Công Trứ, cà phê Sông Như) thoáng hơn, trẻ hơn, khuyến khích thể hiện trên các loại hình nghệ thuật. Nhưng lúc này, “nghệ thuật con giáp” bắt đầu một giai đoạn mới hơn đó là gánh trong nội thân mỗi bức tranh không chỉ là hình hài những linh vật thể theo tự nhiên hay “hoang tưởng” của nhân loại giản đơn. Triết lý cuộc sống được áp đặt nhiều hơn với những ngụ ý đời thường nhưng không xa rời “tôn chỉ” ban đầu là sự khoáng đạt của linh vật để cầu mong những điều tốt lành trước một năm mới với tiếng cười sảng khoái và chút băn khoăn thời cuộc của người vẽ, người xem. Gần đây, các tác giả trẻ còn vẽ các con vật bằng nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, các chất liệu cũng phong phú hơn…

Yêu - Đặng Thu An

Sân chơi góp phần hình thành phong cách riêng của các họa sĩ, nhất là nhóm người trẻ, họ tự do tung cọ làm những cuộc thử nghiệm dần định hình phong cách riêng và “gu” chung cho nghệ thật vẽ con giáp. Tuy nhiên, sân chơi càng rộng, không có nghĩa là chất lượng kém đi. Những năm sau này, theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, sự chọn lọc tác phẩm ngày một chặt chẽ hơn với các họa sĩ có thể không vướng bận những “niêm luật” nhưng sân chơi đã dành cho chuyên môn sâu. Mỗi tác phẩm là một đứa con tinh thần hoàn hảo được hình thành bởi sự chăm chút từ tài năng và trách nhiệm.

Họa sĩ Nguyễn Đình Dàng, một thành viên nhập “làng” 12 con giáo chừng gần 7 năm nay cho rằng, đây là một sân chơi hữu ích của giới họa sĩ Huế; Cũng là một trong những cái “ngưỡng “ để người họa sĩ trẻ bước vào một thế giới nghệ thuật đích thực hơn. Nếu nói đây là một “sàn đấu” cũng không ngoa, nhưng “sàn đấu” này không “hạ gục” ai mà chỉ kích thích sự sáng tạo nghệ thuật trong những người cầm cọ.
 
Năm nay, Nguyễn Đình Dàng có 3 bức gồm “Xuân tình”, “Tổ ấm” và “Bay” thu tóm khá trọn vẹn nguyện cầu năm mới của chàng họa sĩ trẻ vừa lập gia đình. Xem tranh, người ta thấy họa sĩ gửi gắm mong ước trong ‘tổ ấm” với ba “khuôn mặt” ngựa mẹ âu yếm ngựa con bên ngựa cha đỉnh đạc trìu mến… “Bay” chính là hạnh phúc tràn đầy và “Xuân tình” là ước muốn bay bổng về tự do của người nghệ sĩ trong anh. Có thể nói những nguyện cầu trước một năm mới của Nguyễn Đình Dàng không che dấu tâm trạng đang ngập tràn hạnh phúc hiện có và hy vọng vào tương lai.
 

Xiếc - Đặng Mậu Tựu

 
Đặng Mậu Tựu “trình làng” 9 đứa con tinh thần mà anh khẳng khái công bố là đã chuẩn bị ngay từ “ngày đầu, tháng đầu” và càng hăng hái trong sáng tác hơn trong những ngày cuối năm 2013 để cả 9 “con” tròn trịa ra mắt. Anh vẫn tâm đắc nhất với “Chào ngày mới” với quan niệm đó là sự thoát thai của tâm hồn, là phút ngộ ra cuộc đời luôn tươi đẹp. Anh Tựu cho rằng “Anh chị em lấy cái vui làm chính, cảm xúc của mỗi người mỗi khác, cách diễn đạt cũng khác, cách khai thác cũng mang cá tính riêng nên phòng tranh phong phú hơn”.
 
Đặng Thu An, tác giả nữ duy nhất với “Yêu” chất liệu acrylic cũng thể hiện rất mạnh sự tốc lực và dáng vẻ dũng mãnh của linh vật một cách đáng yêu. Tất nhiên, ở “góc khuất” của triển lãm, vẫn đôi ba bức mang dáng dấp thô vụng của “tay ngang” kỹ thuật, kỹ năng và cả tài năng chưa hoàn hảo nhưng lại bộc lộ sự háo hức được có mặt trong sân chơi nghệ thuật... Tuy vậy, không vì điều này mà phòng tranh mất đi sức hút với người thưởng lãm trong những ngày xuân…
Bài và ảnh: Hương Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế).

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”
Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

Sáng 9/1, Hội sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp với Đoàn thanh niên trường tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2024).

Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên
Return to top