Thế giới Thế giới
Người Anh có thể đón Giáng sinh mà không có cây thông Noel
TTH.VN - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cụ thể là nhiệt độ tăng cao, rất nhiều cây thông Noel vừa trồng tại Anh đã bị xóa sổ trong năm 2018.
Người Anh có thể đón Giáng sinh mà không có cây thông Noel do biến đổi khí hậu. Ảnh: Independent
Đây là hậu quả khi các cây non gặp rất nhiều khó khăn để chịu đựng mức nhiệt ngày càng cao. Do bộ rễ còn quá nhỏ, chúng khó có thể hút đủ nước từ mặt đất khô cằn. Theo ước tính của những người trồng cây tại Anh, ước tính khoảng 1/3 vụ mùa mới đã phải vứt bỏ.
Các nhà khoa học thuộc tổ chức Met Office khẳng định sóng nhiệt sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề nổi cộm ở Anh, nhất là khi nhiệt độ mùa hè có thể tăng lên thêm 5oC và kéo dài trong nhiều thập kỷ.
Không chỉ riêng Anh, trên toàn châu Âu, có hơn 70% số lượng cây thông trồng vào mùa xuân đã bị khô héo không thể phục hồi. Điều này thể hiện rõ nhất ở các khu vực hứng chịu cái nóng khủng khiếp bao trùm một phần của lục địa.
Do nhiều khách hàng không thể chấp nhận cảnh sẽ trải qua một kỳ nghỉ Giáng Sinh không có cây thông Noel, các nông dân cho rằng họ buộc phải thích ứng với một tương lai có điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn để bảo vệ nguồn cung trong thời gian tới.
Để đối phó với vấn đề này, chuyên gia Adrian Morgan đến từ Hội những người trồng cây thông Noel ở Anh cho biết, bắt đầu trồng cây vào mùa thu có thể sẽ là biện pháp quan trọng, thiết thực để đảm bảo thu hoạch cho nông dân. Song nhiều khả năng đây sẽ là một kế hoạch khó khăn. Tuy nhiên, xét cho cùng, tính đến thời điểm hiện nay, mọi nông dân trồng thông đều thống nhất cần thay đổi phương thức gieo trồng để đảm bảo cho tương lai sắp tới.
Đan Lê (Lược dịch từ Independent)
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021 (19/04)
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017 (19/04)
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae (19/04)
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh (19/04)
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động (18/04)
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu (18/04)
-
Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
-
Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: “Đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến mãi mãi”