ClockThứ Hai, 20/08/2018 05:30
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018)

Người bạn lớn của Bác

TTH - Hướng về kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, chúng ta càng nhớ và trân trọng, tự hào về những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế của đồng chí Tôn Đức Thắng.

Đưa chủ nghĩa Mác - Lênin đến với giai cấp công nhân

19 tuổi, từ quê nhà An Giang, Tôn Đức Thắng lên Sài Gòn với ý định học việc và thực hiện hoài bão. Vốn thông minh, tự lập, có năng khiếu kỹ thuật, giàu lòng thương người, Tôn Đức Thắng đã hòa mình vào cuộc sống và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Tôn Đức Thắng đã tham gia vận động anh em học sinh lính thủy bãi khóa; vận động công nhân Sở Kiến trúc cầu đường và nhà ở Sài Gòn chống bọn chủ, cai do đánh đập vô lý và đòi tăng lương; tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son... Năm 1915, Tôn Đức Thắng vào học tại Trường Cơ khí Á Châu (Sài Gòn). Một năm sau, khi làm việc trên chiến hạm Phơ-răng-xơ (Pháp), do tham gia vào sự kiện kéo cờ đỏ trên chiến hạm này ở Biển Đen, Tôn Đức Thắng bị trục xuất khỏi nước Pháp.

Trở về Sài Gòn năm 1920, bằng tình cảm yêu mến, sự giác ngộ về Cách mạng tháng Mười Nga và Nhà nước Xô Viết cùng với những kinh nghiệm trong tổ chức đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản, nhất là nghiệp đoàn ở Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng cùng với những người bạn chiến đấu thành lập và lãnh đạo Công hội bí mật Sài Gòn. Đây là tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ khi thành lập, Công hội liên tục lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân ở Sài Gòn- Chợ Lớn, điển hình là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925). Trong những năm 1926-1927, Công hội Sài Gòn là cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, không chỉ ở Sài Gòn mà trên cả xứ Nam Kỳ. Khi Kỳ bộ Nam Kỳ thành lập, đồng chí Tôn Đức Thắng được cử làm Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ, Bí thư Thành bộ Sài Gòn, phụ trách phong trào công nhân. Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự ra đời đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam được đồng chí Tôn Đức Thắng tích cực thúc đẩy.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khẳng định hoạt động tích cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những học trò của Người trong sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin, phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Công hội của đồng chí Tôn Đức Thắng đã bắc nhịp cầu đưa chủ nghĩa Mác - Lênin đến với giai cấp công nhân.

Chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo cách mạng mẫu mực

Đồng chí Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn (Sài Gòn) vào tháng 7/1929 và một năm sau bị đày ra Côn Đảo. Gần 17 năm bị giam ở ngục từ đế quốc, nhưng đồng chí luôn tỏ rõ là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù; thương yêu đồng chí và những người cùng cảnh ngộ. Đồng chí là người đề xướng việc thành lập Hội cứu tế tù nhân- hội tù Côn Đảo đầu tiên, góp phần quan trọng vào việc thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo, mở ra thời kỳ đấu tranh mới của tù nhân Côn Đảo, thời kỳ đấu tranh có tổ chức, có phương pháp, với mục tiêu cụ thể trước mắt và lâu dài. Nhất là khi Chi bộ thực hiện chủ trương biến “nhà tù thành trường học cộng sản”, đồng chí Tôn Đức Thắng tích cực hưởng ứng, gương mẫu học tập và tham gia truyền bá những kiến thức về lý luận cơ bản và nội dung huấn luyện cho tù nhân. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (1939), dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Hội tù nhân do đồng chí Tôn Đức Thắng chỉ huy đã có nhiều hình thức phong phú, phù hợp với hoàn cảnh mới.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, từ Côn Đảo trở về đất liền, đồng chí Tôn Đức Thắng được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiều trọng trách. Ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật của người đảng viên Đảng Cộng sản; gương mẫu đi đầu, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ khó khăn nhất; sống không màng danh lợi, hết lòng tận tụy phục vụ Nhân dân.

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đồng chí Tôn Đức Thắng đã cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đến thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và ra sức xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Cách đây 60 năm trước, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của đồng chí Tôn Đức Thắng, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tặng đồng chí Huân chương Sao Vàng. Trước khi gắn Huân chương Sao Vàng lên ngực người đồng chí thân thiết cùng chí hướng, Bác Hồ rất vui và phát biểu: “Là một chiến sĩ cách mạng dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng tháng Mười vĩ đại”, “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân”.

Đồng chí Tôn Đức Thắng được Đảng, Nhà nước ta trao tặng Huân chương Đại đoàn kết, đồng thời vinh dự là người Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Giải thưởng Hòa bình quốc tế Stalin của Liên Xô trao tặng giải thưởng Stalin “Về sự nghiệp củng cố hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc” (giải thưởng Lênin); được Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô tặng Huân chương Lênin…

BT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V. I. Lenin tại LB Nga

Ngày 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm ngày sinh của lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản Nga Vladimir Ilich Lenin, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), nhóm nghị sĩ của KPRF tại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, Ủy ban KPRF ở thành phố Moskva, đoàn thanh niên Komsomol Lenin, cùng với các tổ chức xã hội, phong trào yêu nước cánh tả đã tổ chức đặt vòng hoa và viếng Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva.

Kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V I Lenin tại LB Nga
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng

Ngày 20/4, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh, Xã đoàn Hương Thọ (TP. Huế) và Trường tiểu học Hương Thọ tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cho đoàn viên thanh niên các đơn vị và chiến sĩ mới.

Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng
Kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty cổ phần Bến xe Huế

Sáng 14/4, Công y cổ phần (CP) Bến xe Huế tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (14/4/1994-14/4/2024). Đến dự có các ông: Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Hoàng Hải Minh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan; các nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Việt Nam và Công ty Bến xe khách các tỉnh, thành.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty cổ phần Bến xe Huế
Return to top