ClockThứ Năm, 20/02/2020 13:45
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP:

Người dân làm chủ

TTH - Có nguồn dược liệu rất đa dạng, nhưng Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều khoảng trống để xây dựng vùng nguyên liệu dược liệu, thương mại hóa sản phẩm và phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm).

Chuẩn hóa OCOPOCOP: Nhà nước kiến tạo, người dân chủ thểQuảng Điền xây dựng chuỗi sản phẩm hướng đến OCOP

Trưng bày sản phẩm tinh dầu tràm của Thừa Thiên Huế

Khai thác lợi thế

Thừa Thiên Huế có nguồn dược liệu rất đa dạng, từ dược liệu thực vật, động vật và khoáng chất, dược liệu rừng, gò đồi, đồng bằng, đầm phá đến dược liệu biển. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, Thừa Thiên Huế có 1.126 cây thuốc. Trong đó, có nhiều cây dược liệu quý đã và đang được trồng, khai thác, như: tràm, hoắc hương, hương nhu... Đây là kho tàng rất lớn để tạo ra các sản phẩm phục vụ việc chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh tật.

Thừa Thiên Huế cũng là địa phương có sắc tộc đa dạng. Mỗi dân tộc đều có nền tảng văn hóa và những tri thức sử dụng dược liệu riêng. Thêm lợi thế về hệ sinh thái, Thừa Thiên Huế sở hữu nhiều cảnh quan đẹp, tài nguyên du lịch đa dạng. Đặc biệt, thế mạnh mà không nơi nào trong nước so sánh được với Thừa Thiên Huế là kho tàng di sản văn hóa cung đình khổng lồ. Những cây thuốc, bài thuốc cung đình, món ăn tiến vua... mở ra cho Thừa thiên Huế rất nhiều cơ hội để tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến dược liệu có thể gắn với chương trình OCOP.

Theo PGS. TS. Trần Văn Ơn, Trường ĐH Dược Hà Nội, chuyên gia chương trình OCOP Quốc gia, với những lợi thế như trên, nếu Thừa Thiên Huế phát triển các sản phẩm hàng hóa từ dược liệu với các sản phẩm dịch vụ về văn hóa và du lịch, thì có thể tạo ra một ngành kinh tế “lai” dựa trên nền tảng văn hóa – cảnh quan – thảo dược. Chiến lược của nền kinh tế này dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học, tri thức và văn hóa bản địa trong dược liệu và gắn với du lịch. Khai thác các giá trị văn hóa trong y học cổ truyền. Đa dạng các sản phẩm từ dược liệu. Đồng thời, gắn khai thác dược tính của dược liệu với tài nguyên văn hóa, cảnh quan. Từ đây, tạo ra các điểm dừng chân có giới thiệu và bán sản phẩm hàng hóa từ dược liệu, dịch vụ ẩm thực từ dược liệu. Hoặc, tạo ra các điểm/mô hình tham quan, trải nghiệm, du lịch sinh thái – nông nghiệp thảo dược, các vườn cây thuốc. Hoặc, tạo nên các dịch vụ du lịch dưỡng bệnh.

Hỗ trợ người dân phát triển

Từ gợi ý trên, PGS. TS. Trần Văn Ơn đề xuất Thừa Thiên Huế có thể nghiên cứu thực hiện dự án trục văn hóa – thảo dược gắn với phát triển du lịch tại địa phương. Dự án hoạt động theo trục không gian: Cố đô Huế - Hương Trà – A Lưới – Nam Đông – Phú Lộc – Phú Vang – Hương Thủy – Cố đô Huế. Điểm khởi đầu và kết thúc của trục đều tại Cố đô Huế, nơi tập trung các loại đồ ăn, thức uống, các sản phẩm thảo dược và các dịch vụ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền. Hai địa phương miền Tây của tỉnh là A Lưới và Nam Đông là có điểm nhấn là những trạm dừng chân dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và được thưởng thức, trải nghiệm văn hóa bản địa của người đồng bào, với những món ăn, thức uống đặc trưng của vùng rừng núi. Các địa phương Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy lại giữ chân khách bằng các làng nghề truyền thống, như: làng nấu tinh dầu tràm, hay làng thuốc nam Dạ Lê...

Từ trục dự án này, PGS.TS. Trần Văn Ơn gợi ý một số dự án chi tiết hỗ trợ, như: Phục dựng vườn thuốc Thái Y viện; phát triển sản phẩm dịch vụ OCOP cộng đồng tại huyện A Lưới và xây dựng chuỗi sản phẩm tinh dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Và để triển khai được những dự án này, trước tiên Thừa Thiên Huế cần khảo sát tổng thể tài nguyên dược liệu – văn hóa – cảnh quan của tỉnh, từ đó xác định các giải pháp triển khai phù hợp. Tiếp đến, vận động cộng đồng tham gia chương trình OCOP, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp gắn với OCOP và hỗ trợ cộng đồng một cách tích cực để triển khai các hoạt động thuộc dự án.

“Ai tham gia thực hiện những dự án này? Trước tiên phải trả lời: Đó chính là cộng đồng. Có nhiều mô hình để Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cùng thực hiện các dự án mà Thừa Thiên Huế có thể nghiên cứu áp dụng. Nhưng hiệu quả bền vững nhất là trong mỗi dự án, vai trò của người dân không phải là những người làm thuê mà chính là chủ nhân. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên được những sản phẩm dược liệu gắn với chương trình OCOP, nếu biết cách giúp người dân sáng tạo và hỗ trợ họ phát triển các sản phẩm gắn với nền tảng văn hóa và tri thức bản địa của chính họ”, PGS. TS. Trần Văn Ơn nhấn mạnh.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 4 và quý 2/2024; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ; kết quả thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, và nhiều nội dung quan trọng khác.

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 23 và 24/3, tại nhiều địa phương, các lực lượng đã triển khai Phong trào ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động đáng chú ý như, tổ chức đổi rác lấy quà, tặng quà cho hộ nghèo, khai trương tuyến đường cờ thanh niên, thực hiện mô hình điểm “Cổng trường văn minh – thân thiện – an toàn”…

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

TIN MỚI

Return to top