ClockThứ Sáu, 16/01/2015 06:06

Người dân lơ mơ, doanh nghiệp lập lờ

TTH - Theo đề án "Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020", Thừa Thiên Huế nằm trong 18 tỉnh thành nhóm III sẽ chấm dứt việc phát sóng TH analog trên địa bàn từ 31-12-2018 để chuyển sang phát sóng TH số. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy định trên, đặc biệt là quy định đó có ảnh hưởng trực tiếp đến mình như thế nào.
 
 Khách hàng cần lựa chọn ti vi theo chuẩn DVB-T2, có dán tem xác nhận

 Chớ ham giá rẻ

Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tích cực triển khai thông tin tuyên truyền về kế hoạch số hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện quảng cáo, phương tiện giao thông công cộng và các hoạt động văn hóa cơ sở. Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, đơn vị, người dân tham gia. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ trong thực hiện việc chuyển đổi... Về mặt tài chính, tỉnh sẽ huy động và tranh thủ các nguồn vốn ngân sách của trung ương, vốn ODA... và tạo cơ chế đặc biệt để phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho người dân trên địa bàn.
Dọc theo các phố điện máy trên đường Phan Đăng Lưu, Trần Hưng Đạo... càng gần Tết, lượng người dân đến xem và chọn mua sản phẩm nghe nhìn càng nhiều. Tuy nhiên, khi được hỏi đang chọn loại ti vi (TV) gì? một số khách hàng cho biết họ tìm mua loại TV có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất; hay đơn giản là tìm mua một chiếc TV có màn hình lớn hơn, chất lượng tốt hơn. Anh Nguyễn Hùng, ở Thủy Phương (Hương Thủy) đang cân nhắc về thương hiệu cho chiếc TV mình định mua nhưng “chưa biết chi về đề án số hóa hay TV có đúng chuẩn không”. Rất ít người “có nghe nói về đề án số hóa” nhưng “tin rằng tất cả TV được bày bán ở đây đều phù hợp với quy định mới”.
Theo anh Vũ, một nhân viên bán hàng điện máy, các dòng TV mới tích hợp chức năng digital (kỹ thuật số) có giá cao hơn các sản phẩm cũ cùng thương hiệu từ 500 nghìn - 1 triệu đồng/sản phẩm. Do đó, nhiều người tiêu dùng vẫn chọn những sản phẩm cũ, chưa tích hợp các tính năng mới này.
Trên thị trường điện máy tại Huế, theo khảo sát của chúng tôi, những sản phẩm TV công nghệ analog (tín hiệu tương tự) vẫn chiếm số lượng không nhỏ. Điều này dẫn đến tình trạng một số cửa hàng ém thông tin về việc tích hợp chuẩn DVB-T2 trên các dòng TV mới nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cũ. Anh T. chủ cửa hàng điện máy T.T trên đường Phan Đăng Lưu thừa nhận: “Nếu ai biết rõ thì chọn mua đúng sản phẩm theo chuẩn DVB-T2 (được dán nhãn DVB-T2 để phân biệt với dòng TV thông thường) nếu không, mua các ti vi đời cũ chất lượng vẫn không ảnh hưởng”. Anh T. tiết lộ thêm, “do các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... sẽ chấm dứt sử dụng các sản phẩm công nghệ analog từ đầu năm 2016 nên số ti vi chưa tích hợp tại các địa phương này được nhiều cửa hàng ở Huế và các tỉnh thành khác nhập về với giá rẻ bán cho người tiêu dùng”.
Nên mua ti vi có tem, logo chuẩn DVB-T2
Một vị nhân viên trong ngành truyền hình cho hay, thời điểm này, nếu người tiêu dùng mua loại TV không tích hợp chuẩn này, có thể dẫn đến sự thiệt hại về mặt kinh tế đối với gia đình. Thực tế, không phải tất cả các thiết bị thu – xem đều phù hợp với quy định mới (với các loại hàng tồn vẫn còn được tiêu thụ). Nếu mua TV không theo chuẩn DVB-T2, thì đến thời điểm chuyển đổi, khách hàng phải mua thêm bộ thiết bị giải mã gây tốn kém.
Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lê Sỹ Minh, người mua TV chuẩn DVB-T2 sẽ được xem nhiều kênh giải trí, truyền hình, phim, ca nhạc... chất lượng âm thanh, hình ảnh được cải thiện rõ rệt và có thể được xem truyền hình có độ phân giải cao (HDTV) hoặc siêu cao (SHDTV); truyền hình 3 chiều (3D TV), truyền hình trên thiết bị di động. Về phía nhà cung cấp dịch vụ, việc thay đổi công nghệ sẽ giúp tăng số lượng kênh và sử dụng hiệu quả tần số truyền hình, tiết kiệm được một lượng lớn tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng”. Bên cạnh đó, việc TV được tích hợp chuẩn sẽ giúp người dân tiết kiệm được chi phí khi sắm sửa, bởi, thay vì phải đầu tư cho cả TV lẫn đầu thu DVB-T2 một cách riêng lẻ, giờ đây các khách hàng chỉ mua một sản phẩm duy nhất. Họ cũng sẽ không phải sử dụng nhiều loại điều khiển như trước.
Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top