ClockThứ Sáu, 30/08/2019 15:15

Người dân Phú Vang không còn chặt cây trầm gió bán cho thương lái

TTH.VN - Chiều 30/8, Đại úy Nguyễn Đình Công, Trưởng Công an thị trấn Phú Đa (Phú Vang) khẳng định, sau khi Báo Thừa Thiên Huế đăng bài viết “Ồ ạt chặt cây trầm gió bán cho thương lái”, tình trạng người dân đi săn cây trầm gió trên địa bàn giảm, thậm chí không còn xảy ra.

Coi chừng một chiêu lừa đảoỒ ạt chặt cây trầm gió bán cho thương lái

Vợ chồng bà Nhung (bên phải)

Đó là kết quả sau khi Đảng ủy, chính quyền địa phương đã liên tục phát trên loa truyền thanh và tổ chức họp với các chi bộ, tổ dân phố, khu dân cư quán triệt tinh thần không để người dân tự ý chặt phá cây rừng tự nhiên, trong đó có cây trầm gió và cây tơ hồng.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, chính quyền địa phương cũng đã làm việc với các họ tộc, trưởng thôn, áp dụng các điều khoản trong quy ước, xử lý nghiêm những hộ gia đình chặt phá rừng tự nhiên, săn tìm cây trầm gió, cây tơ hồng bán cho thương lái.

Riêng Công an thị trấn Phú Đa đã và đang tiếp tục nắm bắt, theo dõi tình hình, kết hợp với công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân nâng cao ý thức, không vì lợi nhuận trước mắt mà tự ý chặt phá cây trầm gió, cây tơ hồng bán cho thương lái, gây ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường sống.

Trước đó, Báo Thừa Thiên Huế có bài viết phản ánh: Nhiều người dân ở các vùng quê nghèo của huyện Phú Vang đổ xô đi “săn” cây trầm gió, cây tơ hồng mọc trên các độn cát, chặt đem về bán cho thương lái, bất chấp lời cảnh báo của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Thương lái thu mua loại cây này là bà Lê Thị Thanh Nhung (SN 1984) và chồng là người Trung Quốc (SN 1992).

Người dân không còn chặt cây trầm gió một cách bừa bãi để bán cho bà Nhung nữa 

Theo lời của bà Nhung (trao đổi với cán bộ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh và Công an huyện Phú Vang, Công an thị trấn Phú Đa), bà cư trú tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình); kết hôn với chồng là người Trung Quốc và đã có một con nhỏ. Sau một thời gian làm việc ở Trung Quốc, hai vợ chồng quyết định về Việt Nam thăm gia đình. Gửi con cho bố mẹ đẻ ở TP. Đồng Hới, hai vợ chồng bà Nhung vào thăm bà ngoại là bà Phan Thị Thíu.

Cũng theo lời bà Nhung, khi vào thăm bà ngoại, tình cờ bà chụp ảnh cây trầm gió, cây tơ hồng đưa lên mạng xã hội thì có người liên hệ bà thu mua loại cây này để làm thuốc. Để tạo niềm tin, bà được một người ngoài Bắc cho tạm ứng trước 20 triệu đồng, với điều kiện đặt ra là, mỗi lần thu mua được 5 tấn cây trầm gió phơi khô và cắt nhỏ thì sẽ chuyển ra Bắc cho họ, với giá mỗi tấn 10 triệu đồng.

Biết được nhu cầu thu mua cây trầm gió của bà Nhung, nhiều người dân ở các xã Vinh Phú, Vinh Thái, thị trấn Phú Đa (Phú Vang) lùng tìm cây trầm gió, cây tơ hồng mọc trên các đồi cát, chặt về bán, mỗi cân cây tươi là 2 ngàn đồng. 

Tin, ảnh: Anh Phong 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật
Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2024, ngày 20/4, xã Phú Gia (Phú Vang) tổ chức khánh thành nghĩa trang liệt sĩ. Tham dự có ông Lê Trường Lưu -UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Return to top