ClockThứ Tư, 15/05/2013 05:17

Người dân vẫn bức xúc

TTH - Báo Thừa Thiên Huế số 5511 ra ngày 24/8/2012, đăng bài “Cần sớm rà soát lại việc cấp “thẻ đỏ” ở Hương Trà” phản ánh về việc: Thửa đất 731m2 tọa lạc tại phường Tứ Hạ là của cha mẹ để lại, cho ba anh em ông Trịnh Đoàn, Trịnh Công Thê, Trịnh Tấn làm nhà ở, nhưng UBND huyện Hương Trà (nay là thị xã Hương Trà) lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một mình bà Nguyễn Thị Nhớ (vợ ông Thê đã chết). Ngày 11/4/2013, UBND thị xã Hương Trà có Kết luận thanh tra số 525 về việc cấp “thẻ đỏ” đối với thửa đất trên cho bà Nhớ là trái quy định của pháp luật; giao trách nhiệm cho Phòng Tài nguyên - Môi trường tham mưu để UBND thị xã ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Nhớ. Tuy nhiên, ông Trịnh Đoàn bức xúc cho rằng, thanh tra xác định nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất 731m2 nêu trên là chưa đúng sự thật khách quan.  
Kết luận thanh tra số 525/KL-UBND của thị xã Hương Trà ngày 11/4/2013 thừa nhận: “Việc UBND huyện Hương Trà cấp giấy CNQSD đất số BC 276547 cho bà Nguyễn Thị Nhớ đối với thửa đất 106 tờ bản đồ số 3, diện tích 731 m2 là trái với quy định pháp luật về đất đai trong việc thực hiện trình tự, thủ tục cấp giấy CNQSD đất: không xác định đúng nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Nhớ; hồ sơ không có phiếu lấy ý kiến khu dân cư nơi có đất, không đúng với hiện trạng sử dụng đất và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc.
 
…Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã tham mưu UBND thị xã ban hành Quyết định hủy nội dung cấp giấy chứng nhận, thu hồi giấy chứng nhận số BC 276547. ”
Kết luận thanh tra có nêu: Theo hồ sơ kê khai xin cấp giấy chứng nhận, bà Nguyễn Thị Nhớ kê khai nguồn gốc là do cha mẹ cho đất làm nhà ở năm 1992, có trích lục của cha mẹ để lại, để chung hồ sơ của ông Trịnh Đoàn, chưa phân thửa. Hội đồng đăng ký đất đai thị trấn Tứ Hạ, UBND thị trấn Tứ Hạ đã xác định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của bà Nhớ là hồ sơ có một trong các loại giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất, tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, không yêu cầu bà nộp bản sao trích lục và giấy tờ tặng cho quyền sử dụng đất có liên quan mà bà Nhớ đã kê khai về nguồn gốc sử dụng đất trong hồ sơ.
 
Từ kết quả thanh tra, UBND thị xã Hương Trà lại kết luận: Thửa đất số 106, tờ bản đồ số 3 (bản đồ đo đạc năm 2003 của thị trấn Tứ Hạ) đã được UBND huyện Hương Trà (nay là thị xã Hương Trà) cấp giấy chứng nhận cho bà Nhớ vào ngày 17/8/2010 có nguồn gốc là đất do HTX nông nghiệp Phú Ốc quản lý từ năm 1985. Sau năm 1985, các ông Trịnh Đoàn, Trịnh Công Thê (chồng bà Nhớ, đã chết) và ông Trịnh Tấn đã tự ý chiếm thửa đất, sử dụng và làm các quán kinh doanh, buôn bán cho đến thời điểm hiện tại.
 
Vậy nhưng, ông Trịnh Đoàn khẳng định, thửa đất (hiện đã cấp thẻ đỏ cho một mình bà Nhớ) của cha mẹ ông là ông Trịnh Công Hường và bà Hoàng Thị Niệm mua của ông Trịnh Duyệt từ ngày 28/9/1958 và sử dụng liên tục cho đến nay (ông Đoàn có cung cấp trích lục về thửa đất này). Thời điểm năm 1985, 1991-1992 và 1999 bà Hoàng Thị Niệm lần lượt làm nhà ở kết hợp quán kinh doanh trên thửa đất rồi cho các con là Trịnh Đoàn, Trịnh Công Thê, Trịnh Tấn đến ở, sử dụng. Quá trình sử dụng, họ nộp thuế nhà đất đầy đủ cho Nhà nước, chứ không phải do HTX nông nghiệp Phú Ốc quản lý.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Trần Bá Hậu (83 tuổi) và bà Võ Thị Biểu (80 tuổi) những người sống cùng thời và sát cạnh với thửa đất cha mẹ ông Trịnh Đoàn hiện vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, cũng khẳng định thửa đất do vợ chồng bà Niệm mua, sử dụng liên tục từ trước đến nay là đúng với thực tế.
Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Return to top