ClockThứ Năm, 30/04/2020 13:02

Người đảng viên trung kiên ở nhà lao Phú Quốc

TTH - Cho đến bây giờ mỗi khi kể lại, ông Nguyễn Văn Phiếu, cựu tù yêu nước ở xã Phong Chương (Phong Điền) cứ rưng rưng xúc động khi đồng đội, tổ chức đã tiếp thêm sức mạnh kiên trung, giúp ông trưởng thành, đấu tranh suốt gần 7 năm trong lao tù và trở thành đảng viên như một kỳ tích.

Vào Đảng để được cống hiến

Sau giải phóng, ông Nguyễn Văn Phiếu (bên phải) có dịp cùng đồng chí, đồng đội viếng Lăng Bác

Chết đi sống lại 

Sinh năm 1947, cũng như bao thanh niên trai tráng trong làng, tuổi 18, ông Nguyễn Văn Phiếu xung phong lên đường nhập ngũ, tham gia hàng trăm trận đấu ở chiến trường Thừa Thiên.

Ông nhớ như in, vào năm 1966, lúc đang cùng 2 đồng đội dẫn đường, bảo vệ 3 đồng chí trong Ban chỉ huy trung đoàn về khảo sát, nghiên cứu thực địa ở quê nhà thì không may bị tập kích, càn quét. Sau khi đưa 3 đồng chí chỉ huy xuống hầm bí mật an toàn, ông và đồng đội chạm súng với bộ binh và xe tăng địch. Hai người hy sinh, còn lại mình ông bị thương nặng.

Bám theo dấu vết, địch đã phát hiện và bắt ông. Ông Phiếu kể: “Bọn chúng bảo tôi khai rồi mới băng bó vết thương, nhưng tôi một mực không hé nửa lời. Đúng lúc đó, chúng bị bộ đội ta tập kích, bắn chết 8 tên và làm bị thương 4 tên. Chúng phải cho trực thăng đến chở xác chết và lính. Tôi cũng bị chúng đưa lên máy bay và đem về giam ở nhà lao Mang Cá. Đó là vào tháng 8/1966”.

Từ nhà lao Mang Cá, địch đưa ông vào nhà lao Non Nước - Đà Nẵng. Ở đây có những tên cai ngục ra tay tàn độc với bất cứ người tù cách mạng nào mới vào, ông Phiếu cũng không loại trừ.

Ông Nguyễn Văn Phiếu bên những kỷ vật được Đảng, Nhà nước trao tặng

Dẫu đang trọng thương nhưng nhiều lần chúng tra tấn bằng điện, gậy gộc thọc vào vùng hiểm yếu làm ông rơi vào tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Dù cho những đòn tra tấn dã man của chúng đến đâu, ông vẫn không hé môi mà phản kháng đến cùng. Hành động của ông đã gây chú ý đến nhiều đồng chí trong tù. “Một số đảng viên trong tù đã giúp đỡ và đưa tôi vào sinh hoạt ở Chi đoàn thanh niên Nguyễn Văn Trỗi. Tôi được bố trí bảo vệ các tổ chức Đảng và Đoàn thanh niên ở trong nhà lao, hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh trong tù. Đây chính là bước ngoặt quan trọng giúp tôi trưởng thành trên con đường đấu tranh cách mạng”, ông Phiếu tự hào nhớ lại.

Kết nạp trước cờ Đảng khắc bằng nhôm

Sau Tết Mậu Thân năm 1968, ông Phiếu cùng một số đồng chí bị đưa ra Phú Quốc. Tại đây, ông bị đưa vào chuồng cọp ở ngoài trời nắng gắt, xung quanh giăng đầy dây thép gai, phía dưới là nền cát. Các tù nhân phải co cụm và thu mình lại, nghiêng người mới vừa đủ chỗ. Mỗi khi trở mình thì phải khéo léo bới từng vũng cát sâu để “dựa” một bên vai xuống đó cho đỡ mỏi, nếu không cẩn thận dây thép gai sẽ đâm vào da thịt. Rồi cả hình thức tra tấn dã man cũng được địch sử dụng, như bỏ người vào thùng phuy cho ính dùng búa đánh mạnh vào xung quanh để cho đầu óc, mạch máu những người lính cách mạng như muốn vỡ ra.

Chúng đã nghĩ ra cách dùng dây điện bằng đồng buộc vào tai, rồi cài vào chân răng, khi không cài được chúng sẵn sàng dùng kìm bẻ đi một vài chiếc răng và quay điện. Những đòn tra tấn ấy làm ông Phiếu từng sống đi chết lại hàng chục lần. Thế nhưng, 3 tháng ở nhà tù Phú Quốc, ông vẫn tìm cách học chính trị, văn hóa ở trong Chi đoàn Nguyễn Văn Trỗi và sinh hoạt trong đội quyết tử bảo vệ tổ chức Đảng trong nhà lao.

Tháng 7/1968, địch bắt tù binh đi làm tạp dịch và ông nằm trong số 15 người được chở về sân bay An Thới để làm vệ sinh, đào hào xây lô cốt... Lúc bấy giờ, ông đã kêu gọi anh em nhất định không làm, vì đây là công việc có tính chất quân sự, chống lại đồng đội ta. Trước tinh thần đoàn kết, kiên quyết không thực hiện yêu cầu, địch bắt anh em phơi nắng mấy tiếng đồng hồ rồi giải về phòng nhì tra tấn tiếp.

Ngày 12/12/1968, ông Phiếu được tổ chức giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ kết nạp diễn ra trong nhà tù vào lúc hoàng hôn, có lá cờ búa liềm nhỏ khắc bằng nhôm, được đồng chí Bí thư chi bộ nắm trong tay, đưa lên. Ông Phiếu nhớ lại: “Thời khắc tuyên thệ và chính thức là đảng viên trong nhà giam, cho đến tận bây giờ tôi vẫn không bao giờ quên cảm xúc thiêng liêng, tự hào đến rơi nước mắt ấy”.

Được kết nạp Đảng trong tù là trường hợp hạn hữu lúc bấy giờ, nên ông Phiếu lấy vinh dự này để tiếp tục chiến đấu, cống hiến. Nên dù sau đó ông lại bị đưa vào chuồng cọp, bị tra tấn khốc liệt nhất, nhưng ông vẫn ngoan cường. Địch liệt ông vào loại “sổ đen” ngoan cố và đưa sang trại giam A4. Tại đây, chúng đàn áp dã man hơn.

Trước những tội ác man rợ của địch, ông cùng 600 tù binh vùng lên đấu tranh đòi phải có nước uống, cơm ăn, không được đánh đập vô cớ. Sau 12 ngày tranh đấu, quyết không nhân nhượng, địch buộc phải chấp nhận những yêu sách mà anh em tù binh đề ra.

Sau cuộc đấu tranh này, ông Phiếu một lần nữa lại bị chuyển về trại giam B13. Ở đây, ông gặp đồng chí Hoàng Thế (quê ở Phú Vang), là đảng ủy viên Đảng ủy nhà lao. Ông được bố trí sinh hoạt ở Chi bộ Thừa Thiên và được phân công vào tổ quyết tử bảo vệ tổ chức Đảng ở nhà tù.

Cuối tháng 3/1973, ông được trao trả tự do, về an dưỡng tại Bình Long, Phước Long, sau đó về Tây Ninh.

Hòa bình lập lại, ông Phiếu trở về quê hương. Một mặt hăng hái lao động để đảm bảo đời sống kinh tế cho gia đình, ông Phiếu còn tích cực tham gia các hoạt động hội, đoàn thể. Nay tuổi đã cao, nhưng với cương vị là Chủ tịch Hội Tù yêu nước xã Phong Chương, ông vẫn cùng khối Mặt trận vận động Nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới...

Năm 2019, ông Nguyễn Văn Phiếu được trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Trước đó, ông từng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Nhất và nhiều huân, huy chương, chứng nhận cao quý.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 26/3, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan.

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu
Chú trọng chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên

Nhờ nỗ lực cố gắng của từng cán bộ, đảng viên (ĐV), các cấp ủy đảng, Đảng bộ huyện Nam Đông đạt được những kết quả quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, từng bước nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và ĐV.

Chú trọng chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Phát triển đảng viên là học sinh: Cách làm ở A Lưới

Là huyện miền núi, thời gian qua, nhất là trong năm 2023, nhờ chú trọng tạo nguồn, phát triển đảng viên mới là học sinh trong các trường THPT, toàn huyện A Lưới đã kết nạp được 9 đảng viên bằng các mô hình, cách làm hiệu quả.

Phát triển đảng viên là học sinh Cách làm ở A Lưới
Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tuyên dương 10 đảng viên xuất sắc năm 2023

Chiều 1/2, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh (Đảng ủy Khối) tổ chức Hội nghị tuyên dương 10 đảng viên xuất sắc tiêu biểu năm 2023 nhằm ghi nhận, đánh giá kết quả và thành tích công tác của những đảng viên xuất sắc; đồng thời tuyên truyền, nhân rộng các gương điển hình của các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.

Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tuyên dương 10 đảng viên xuất sắc năm 2023
Đảng bộ TX. Hương Thủy và huyện Quảng Điền trao Huy hiệu Đảng cho 35 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), Đảng bộ TX. Hương Thủy và các tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ huyện Quảng Điền tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng nhằm ghi nhận công lao của các đảng viên có nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Đảng bộ TX Hương Thủy và huyện Quảng Điền trao Huy hiệu Đảng cho 35 đảng viên

TIN MỚI

Return to top