ClockThứ Ba, 15/12/2020 18:06

Người đi chợ của xóm

TTH - Chị-nói thật nếu chỉ nhìn bề ngoài rất khó có thiện cảm bởi thân hình hơi quá khổ lại ăn mặc lôi thôi, lúc nào cũng bộ đồ cũ nhàu với đôi dép cây dừa mất phần đế. Ấy thế mà quen một thời gian, nói vài câu chuyện không chỉ tôi mà nhiều người khác đều thay đổi suy nghĩ.

Hoa bay lên trờiLần trở lại vuiNgười về để lại

Trước chị làm nghề dán giấy cho một cơ sở đồ mã, sau này công việc không đủ nuôi sống gia đình lại chuyển sang bán cà phê cóc. Từ khi chủ lấy lại mặt bằng, chị chuyển sang bán đồ ăn vặt nơi đầu ngõ. Khách hàng của chị chủ yếu là đám học sinh cấp một, với vài món hàng rẻ tiền. Thế nhưng, lúc tan học bao giờ cái quán của chị cũng đông đặc học sinh bao quanh. Chỉ đơn giản là chị bán hàng ăn vặt tự làm, có thể không ngon lắm nhưng được cái rẻ. Một số đứa không có tiền có khi còn được chị cho không. Có đứa mua bánh lọc chiên lại được khuyến mại cái bánh bột mì nên thành khách hàng thân thuộc của chị.

Bận rộn với lũ nhóc là thế nhưng hễ lúc rảnh, nhất là lúc học sinh chưa ra về chị tranh thủ chạy vào nhà hàng xóm rửa giúp đống ly chén ngổn ngang, lúc thì quét cái nhà, lúc nhặt giúp mớ rau... Thứ bảy, chủ nhật lại ghé qua chở người hàng xóm nọ đi chợ Đông Ba lấy hàng.

Những người chưa biết bảo chị bao đồng, việc nhà không lo đi lo việc hàng xóm. Thật ra, chị thương người hàng xóm một mình quần quật từ sáng sớm đến tối mịt với quán cà phê. Có khi 4 giờ chiều chị mới ăn cơm trưa. Có bận lại vừa ăn vừa ngủ. Hơn nữa, chị này không biết đi xe máy nên cứ cuối tuần chị lại sang chở đi chợ Đông Ba, bởi hình ảnh người hàng xóm nhọc nhằn với mớ hàng hoá trên chiếc xe đạp cọc cạch cứ ám ảnh chị.

Vợ chồng chị đều là lao động chân tay, nuôi ba đứa con ăn học nên cuộc sống cũng vất vả. Vậy mà cứ rảnh một chút lại chạy sang nhà hàng xóm không phải để ngồi lê đôi mách mà để đỡ đần công việc, dù họ không yêu cầu. Thế nên, những ai quen với chị đều dành tình cảm tốt đẹp cho chị. Có việc gì cũng muốn thuê, mướn để chị có thêm chút thu nhập.

Tôi cũng thường nhờ chị dọn dẹp nhà cửa mỗi lúc nhà có việc, cúng kỵ. Dù có chút vụng về nhưng bù lại chị rất nhiệt tình, lúc nào cũng đợi khách về hết mới dọn dẹp. Có hôm đợi lâu quá chị về ngủ, sáng hôm sau lại đến sớm. Chị bảo không yên tâm vì sàn nhà chưa lau chùi dù tôi đã làm việc đó.

Rồi những lúc tôi bận không thể đi chợ, chị lại ghé sang chở bà nội đi cùng. Lúc khác thì chị mua giúp thức ăn. Và lúc nào cái giỏ đi chợ của chị cũng đầy thức ăn, bởi chị là “người đi chợ của xóm”. Ai gửi gì chị cũng nhận, mà đâu ra đó không quên của ai thứ gì, lại còn mang đến tận nhà rất chu đáo.

Từ dạo có chị đi chợ giúp, đôi lúc tôi cũng đâm lười biếng, ỷ lại. Sáng nay không thấy chị như mọi khi, gọi điện thì chị bảo mấy hôm nay trở trời, người cứ nhức mỏi, ê ẩm. “Nếu em cần để chị qua đi chợ giúp”, chị nói như đoán được ý của tôi. Tất nhiên là tôi từ chối.

Và trong giỏ thức ăn mua từ chợ hôm đó, ngoài phần cho gia đình mình có thêm con cá đồng tươi rói, nắm tía tô, bó ném tươi. Tôi biết, “người đi chợ của xóm” cần được bồi bổ để cả xóm luôn có thức ăn tươi mỗi ngày.

Nhưng cũng kể từ ngày chị ốm, tôi cũng học được cách luôn chủ động mọi việc, không phụ thuộc vào ai và luôn có phương án dự phòng, dù là việc nhỏ nhất, như đi chợ hàng ngày.

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top