Người Đức có lo ngại trước cuộc “đổ bộ” của người tị nạn?
TTH.VN - Kết quả một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm nay (11/9) cho thấy, hơn một nửa số người dân Đức không cảm thấy lo ngại bởi dòng người tị nạn kỷ lục tràn vào nước này.
Cường quốc hàng đầu châu Âu đang phải vật lộn để đối phó với số lượng người tị nạn và di dân kinh tế chưa từng có, trong đó Berlin dự kiến tiếp nhận khoảng 800.000 người tị nạn vào năm nay, tăng gấp 4 lần so với năm ngoái.
Trong một cuộc thăm dò dư luận do Infratest dimap tiến hành cho đài truyền hình ARD, 61% người dân Đức được phỏng vấn khẳng định, họ không lo lắng bởi số lượng ngày càng tăng của người tị nạn, trong khi 38% cảm thấy sợ hãi bởi làn sóng tị nạn khổng lồ này.
![]() |
Một người tị nạn chụp ảnh với Thủ tướng Đức Angela Merkel bên ngoài trại tị nạn ở quận Spandau, thủ đô Berlin. Ảnh: Reuters |
4 trong số 5 người được hỏi cho biết, cuộc sống hàng ngày của họ không hề có sự thay đổi vì người nhập cư; chỉ có 2% nói rằng họ bị ảnh hưởng rõ ràng bởi số lượng người tị nạn đang gia tăng từng ngày.
Bên cạnh đó, một cuộc thăm dò khác do Emnid thực hiện cho kênh tin tức N24 chỉ ra rằng, đa số người Đức không hài lòng với cách xử lý của chính quyền Thủ tướng Angela Merkel đối với cuộc khủng hoảng nan giải ở châu Âu.
Cụ thể là, khoảng 2/3 người tham gia khảo sát nhận định, Chính phủ Đức đã có những hành động "khá xấu" hoặc "rất xấu"; 36% nói rằng, chính phủ không làm đủ để giúp những người tị nạn, trong khi 27% khẳng định Berlin đã làm quá nhiều.
Cuộc thăm dò do Infratest dimap tiến hành bắt đầu từ ngày 7/9 đến ngày 9/9 đã khảo sát 1.021 người, còn cuộc thăm dò do Emnid tiến hành hôm 9/9 có 1.000 người tham gia.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cho hay, những người tị nạn có thể giúp giảm bớt sự thiếu hụt kỹ năng trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu và các công ty nên bắt đầu chương trình đào tạo cho người tị nạn để tăng tốc độ hội nhập của họ với xã hội.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Newsunited)
- Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những điều cơ bản cần biết (28/05)
- Thư mừng kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Tây Ban Nha (28/05)
- Đông Nam Á: Cần thêm hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu (27/05)
- UNICEF: Nhiều nước giàu đang gây hại đến môi trường sống của trẻ em toàn cầu (27/05)
- Vườn rau củ sạch cho người nghèo ở Brazil (27/05)
- “Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động” (27/05)
- Cam kết vì một ASEAN năng động hơn, cạnh tranh hơn (27/05)
- Nhật Bản sẽ đón khách du lịch theo tour từ ngày 10/6 (27/05)
-
“Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
-
OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng
- Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Campuchia đặt mục tiêu đón ít nhất 1 triệu du khách quốc tế trong năm nay
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng