ClockThứ Năm, 07/06/2012 05:19

Người Huế lưu giữ đồng tiền Việt Nam có hình Bác Hồ

TTH - Trong chiến tranh, người dân Huế đã thu thập và lưu giữ những hiện vật có in hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm cách cất giấu để che mắt quân thù, với tất cả tình cảm thiêng liêng nhất, mến yêu nhất hướng về Người.

Sau ngày thống nhất đất nước, khi nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế được thành lập (năm 1979), nhân dân Huế lúc đó đã nô nức ủng hộ, đóng góp nhiều tư liệu, hiện vật quý báu. Có người đã đem đến ủng hộ những đồng bạc có in hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi đồng bạc là một kỷ niệm của cuộc đời họ...

Như tiền giấy của ông Nguyễn Văn Lô (thôn Thượng 4, Thủy Xuân, TP Huế) trao tặng năm 1998, bao gồm 130 tờ bạc mệnh giá 1 đồng và 5 đồng. Tiền có hình thể bài, phát hành năm 1949. Mặt trước có in hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và quốc hiệu. Có chữ ký của Bộ trưởng bộ Tài chính và Giám đốc Ngân khố Quốc gia. Là người con của Thừa Thiên Huế, những năm đồng bạc của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phát hành đầu tiên, ông đã có ý định lưu giữ những tờ tiền giấy này làm kỷ niệm. Những năm chống Pháp, những người sử dụng tiền giấy này bị giặc Pháp truy lùng gắt gao. Chúng bắt bớ, đánh đập và bắt phải hủy bỏ. Nhưng ông Lô đã thu giấu bằng cách chôn dưới lòng đất, giả làm một nấm mộ của người chết để che mắt địch. Sau ngày đất nước thống nhất, ông đã đào lên, nâng niu trân trọng cất giữ những đồng tiền cách mạng ấy như báu vật.
 
Cùng phát hành năm 1949, có tờ bạc của bà Lê Thị Tề (huyện Phú Lộc). Tờ tiền giấy mệnh giá 100 đồng, có in ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt 2 cuộc kháng chiến, bà đã cất giữ tờ giấy bạc này trong một ống tre, chôn dưới bãi cát quê hương để che mắt địch. Tờ giấy bạc này đã trở thành sức mạnh tinh thần của bà. Trong suốt những năm tháng quê hương bị giặc chiếm đóng, bà vẫn tin tưởng luôn có Cụ Hồ ở bên mình. Qua bao khó khăn gian khổ, bà Lê Thị Tề đã trao tặng lại kỷ vật trên cho đồng chí Quê (cán bộ Bảo tàng huyện Phú Lộc) và nhạc sĩ Minh Phương (cán bộ Ty Văn hóa Thông tin trước đây) trong chuyến công tác tại địa phương vào ngày 28/3/1975. Đến năm 1999, ông Minh Phương đã chuyển giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế số hiện vật này để lưu giữ, bảo quản và trưng bày.
 

Tiền Việt Nam phát hành năm 1952 được ông Nguyễn Thanh Toàn cất giữ

 
Bà Phan Thị Hai đến với Bảo tàng từ xã Hương Phong (Hương Trà). Những tờ tiền giấy là kỷ niệm thân thương được bà gọi là “Tiền miền Bắc”. Đây là những đồng tiền đã gắn liền với những năm tháng hoạt động cách mạng của vợ chồng bà. Những tờ tiền được bà cất giữ từ những ngày sau cách mạng tháng Tám năm 1945 với mong muốn “để sau này cho con cháu biết những đồng tiền của nước Việt Nam vừa mới giành được độc lập như thế nào”. Qua mỗi lần Chính phủ phát hành tiền mới, bà đều cất giữ, dù không còn giá trị sử dụng với mong muốn để mai này cho con cháu xem, biết về sự tiêu dùng tiền tệ qua các thời kỳ của chính quyền cách mạng. Khi các con lớn lên, bà đều tặng cho mỗi người một tờ để làm kỷ niệm. Những tờ “Tiền miền Bắc” có các mệnh giá 20 đồng, 200 đồng phát hành năm 1951; 5 đồng phát hành năm 1958 còn khá nguyên vẹn, trên các tờ tiền đều có in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
Ông Nguyễn Thanh Toàn (Hương Thủy), một cán bộ hưu trí đã từng tập kết ở miền Bắc đã đến Bảo tàng dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1997. Những đồng tiền có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông lưu giữ từ năm 1952, từ tháng lương đầu tiên trong đời bộ đội. Khi vào chiến trường miền Nam, ông nhờ người cất giữ tại miền Bắc. Sau năm 1963, ông đem theo những tờ giấy bạc này về quê hương để cất giữ bên mình như những kỷ vật cuộc đời. Đây là những đồng tiền phát hành năm 1951, mệnh giá 20 đồng, in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vượt bao khó khăn gian khổ, che mắt quân thù, ông đã thành công trong việc lưu giữ những tờ bạc có hình Bác Hồ để làm nguồn động viên tinh thần cho riêng mình trong suốt quá trình tham gia hoạt động cách mạng vào sinh ra tử cho đến ngày toàn thắng.
 
Bác đi xa đã hơn 40 năm, nhưng tình cảm của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng đối với Người mãi mãi còn đó. Những kỷ vật mang hình ảnh của Bác được người dân lưu giữ qua thời gian, qua chiến tranh trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế được bảo quản, giữ gìn và trưng bày lâu dài là minh chứng sinh động về tình yêu ấy, sẽ tiếp tục được kế thừa, lưu truyền cho thế hệ con cháu mai sau về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tấm lòng người dân với Bác.

Đặng Thị Tư Hiền

Bạc Cụ Hồ phát hành năm 1949 của ông Nguyễn Văn Lô

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trưng bày tranh khắc gỗ từ hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn

Gần 60 tác phẩm tranh khắc gỗ được sáng tác lấy cảm hứng từ hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn bên trong Hoàng cung Huế đã được nhóm các họa sĩ trưng bày, giới thiệu đến công chúng vào sáng 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế).

Trưng bày tranh khắc gỗ từ hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
Đêm nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn”

Chiều 17/3, tại Công viên 3/2, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phối hợp Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đêm nhạc không thu phí “Nhớ Trịnh Công Sơn”.

Đêm nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn”
Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Return to top