ClockThứ Năm, 21/04/2016 11:06

Người khuyết tật khó học nghề

TTH - Đào tạo nghề cho người khuyết tật khó trăm bề. Các em sống được với nghề lại là một vấn đề nan giải. Trong khi đó, không nhiều doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc.

Gian nan

Đến tận các thôn, xã để chiêu sinh, song Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật khá chật vật khi vận động người khuyết tật lên Huế học nghề. Họ thường mặc cảm, tự ti nên không yên tâm khi sống ở ký túc xá để theo đuổi nghề nghiệp. Tư tưởng của nhiều bậc phụ huynh không muốn con cái có khuyết tật học nghề nên mỗi năm chỉ chiêu sinh khoảng trên 100 người.

Bày bán sản phẩm của người khuyết tật tại các hội chợ

Em Nguyễn Văn Tính (Phong Sơn – Phong Điền) bị bại liệt từ nhỏ trải lòng: “Em rất thích học nghề mộc mỹ nghệ, nhất là được miễn phí, song mẹ em cứ cản mãi không cho đi. Mọi người khuyên ở nhà trông nhà, chứ đi học vất vả lắm, không ai hỗ trợ khi đi lại khó khăn”.

Đặc thù của đào tạo nghề cho người khuyết tật là cầm tay chỉ việc, cần nhiều thời gian. Với người khuyết tật, việc dạy nghề và giúp học viên thành thạo nghề phải mất thời gian gấp 3-4 lần người bình thường. Đào tạo cũng chỉ xoay quanh các nghề truyền thống như may mặc, thêu, mộc mỹ nghệ, sửa chữa xe máy… Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có chuẩn chương trình đào tạo nghề cho từng loại khuyết tật trong khi sự khác nhau về bệnh tật (khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật vận động, nhiễm chất độc da cam...) ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy nghề, tiếp thu kiến thức của người khuyết tật.

Anh Trần Công Đông, giáo viên dạy nghề mộc mỹ nghệ ở Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật cho hay, dạy người khuyết tật trước hết cần phải kiên nhẫn, hướng dẫn, cầm tay chỉ việc từ từ. Các em thường học trước quên sau, thậm chí, có khảng 10% người khuyết tật không biết chữ. Tự ti, mặc cảm nên chỉ cần một lời nói hay cử chỉ bất thường là các em tự ái, bỏ cuộc.

Những khó khăn này đang được chính những người trong cuộc tìm cách khắc phục. Sau khi học xong, nhiều em ở lại trung tâm vài ba năm để tham gia sản xuất giúp quen tay, quen việc. Nỗi lo lớn nhất là sau khi hoàn thành khoá đào tạo nghề, không phải học viên nào cũng có thể kiếm sống được bằng nghề đã được học. Nhiều công ty, xí nghiệp thường ngại nhận người khuyết tật vào làm vì sợ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Không ít  em sau khi được học nghề, nộp đơn xin việc nhưng bị doanh nghiệp từ chối tiếp nhận, với nhiều lý do khác nhau.

Tự bơi trên đôi chân của mình

Anh Trần Văn Thành, Giám đốc trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật cho biết: Hiện tại, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm cho các em nhưng phải thừa nhận là rất khó. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc nhận người khuyết tật vào làm việc chỉ là từ thiện nhiều hơn là tạo cho họ cơ hội thể hiện năng lực. Hiện tại chúng tôi chỉ có cách nhận một khâu nào đó trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp may mặc về cho các em làm. Công việc này vừa tạo điều kiện cho các em được thực hành nhiều hơn, vừa giúp các em có thêm thu nhập. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tình thế.

Khó là nhận xét chung của các cấp quản lý, chủ doanh nghiệp, trường đào tạo nghề và của chính người khuyết tật trong việc học nghề. Khó khăn trong việc đi lại đã chiếm nhiều thời gian và công sức của người khuyết tật. Trong khi đó, các điều kiện tiếp cận phương tiện vận tải và công trình công cộng còn hạn chế đối với họ. Nhà nước đã có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp thu hút từ 1 - 3% lao động khuyết tật vào làm việc, nhưng khi thực hiện lại ít mang tính bắt buộc, khiến nhiều doanh nghiệp thờ ơ. Thế nên,  người khuyết tật vẫn phải “tự bơi” trên đôi chân của mình

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật
Trao vốn hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

Chiều 2/4, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi (NKT&TMC) Việt Nam phối hợp với Hội NKT - Bảo trợ NKT&TMC tỉnh tổ chức chương trình trao tặng vốn hỗ trợ sinh kế cho NKT trên địa bàn.

Trao vốn hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế
Hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập

Nhiều chương trình, hoạt động, dự án hỗ trợ người khuyết tật (NKT) được triển khai trên địa bàn tỉnh đã giúp NKT cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top