ClockThứ Hai, 07/11/2016 14:02

Người khuyết tật khó tham gia giao thông

TTH - Hầu hết xe buýt, xe khách và tàu hỏa đều chưa trang bị thiết bị hỗ trợ người khuyết tật (NKT) khi tham gia giao thông.

NKT gặp khó khi tham gia giao thông 

NKT ra ngoài đi làm hoặc tham gia các hoạt động xã hội rất ít do còn nhiều rào cản. Hầu hết, các phương tiện công cộng chưa trang bị đầy đủ cho NKT tiếp cận. Họ không có phương tiện giao thông chuyên dụng; vỉa hè không có lối dẫn cho NKT. Số lượng các tòa nhà, bến xe, xe buýt có đường tiếp cận cho người đi xe lăn còn rất hiếm hoi... Một số xe công cộng có chiều rộng cửa xe hẹp, dưới 80cm, chưa thích hợp cho xe lăn lên xuống. Hầu hết các điểm dừng, nhà chờ trên các tuyến chưa được thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn, nhất là khi NKT phải di chuyển bằng taxi, xe buýt, xe khách... Đôi khi, NKT còn bị lái xe từ chối do gây bất tiện cho những hành khách khác.

Chị Nguyễn Thị Lan, NKT ở phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy bộc bạch: “Hành khách thấy tôi là NKT thì họ xuống giúp lên xe, chứ các phương tiện đó không có đường lên, lối dốc. Đáng ra, nếu xe không có phương tiện để cho người khuyết tật tự lên thì phải bố trí cho phụ xe hỗ trợ chúng tôi lên xe chứ”.

Theo tiêu chuẩn bắt buộc trong xây dựng, các công trình công cộng cần đảm bảo các hạng mục nhằm giúp NKT tiếp cận được với các dịch vụ. Hiện tại, các nhà thiết kế, kiến trúc sư mới chỉ quan tâm đến việc thiết kế đường tiếp cận cho người dùng xe lăn tại các công trình công cộng còn việc thiết kế, bố trí các thiết bị hỗ trợ hướng dẫn bằng âm thanh cho người khiếm thị ở các hè phố, tòa nhà, bến xe, xe buýt … hầu như chưa có. NKT gặp khó khăn khi ở các công trình công cộng không hề có các biển báo bằng chữ braille dành cho người khiếm thị. Các công trình vệ sinh thì hai bên không hề có tay vịn. Các trụ sở đều được thiết kế bằng các bậc tam cấp nên người khiếm thị sẽ rất khó định hướng để đi. Mỗi khi muốn tổ chức sự kiện gì thì cách người ta vẫn làm dành cho khuyết tật vận động là bỏ tấm ván để đẩy xe lăn.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh kiến nghị:  Sàn xe buýt cần có thêm bậc thấp bằng mặt đường, các tay vịn trên xe buýt, tàu hoả sơn màu vàng đặc biệt có lợi cho hành khách bị khiếm thị. Khi đến những nhà cao tầng, thang máy không có kí hiệu chữ nổi  để có thể sờ mà biết phải bấm lên tầng bao nhiêu, người khiếm thị dễ bị lạc.

Theo quy định của Bộ Giao thông - Vận tải, đơn vị tham gia vận tải công cộng phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp hành khách là NKT lên, xuống phương tiện giao thông thuận tiện. Tại Thừa Thiên Huế, Sở Giao thông vận tải đã yêu cầu các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải thực hiện chính sách miễn giảm giá vé cho NKT tham gia giao thông. Các doanh nghiệp phải khai thác bến xe bố trí chỗ ngồi ưu tiên cho NKT; tăng cường dịch vụ phục vụ NKT như ưu tiên xếp hàng mua vé, được phục vụ nước uống; nghiêm cấm việc phân biệt đối xử với NKT hoặc có thái độ kỳ thị....Tuy nhiên, theo ông Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Quản lý Vận tải và Phương tiện – Sở Giao thông vận tải, nhiều đơn vị vẫn chưa tổ chức tập huấn cho lái xe và nhân viên bến xe về việc hỗ trợ NKT. Việc giảm giá vé cho NKT không thường xuyên và mang tính chiếu lệ chưa phù hợp với thu nhập của NKT. Bến thủy nội địa chưa làm đường dốc để xe lăn tiếp cận tàu hoặc không cử người giúp đỡ NKT khi đi lên tàu; chưa đầu tư các phương tiện xe buýt gầm thấp để NKT dễ tiếp cận.

Tại hội thảo hỗ trợ NKT tham gia vào cộng đồng, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải tuyên truyền đến các đơn vị về chính sách của Nhà nước về tiếp cận giao thông của NKT; rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng các đầu mối giao thông. Việc thẩm định các dự án giao thông cần có sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến NKT. Cần đưa vấn đề tiếp cận giao thông của NKT vào giáo trình tập huấn cho người điều hành vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên các xe...Trên cơ sở đó, các ngành chức năng cần kiểm tra việc tổ chức các kỹ năng, thái độ và cách thức hỗ trợ NKT nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia giao thông; khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bằng xe buýt đầu tư phương tiện xe buýt gầm thấp; các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm việc giảm giá vé cho NKT nặng; phát hành vé giảm giá cho NKT.

NKT hoàn toàn có đủ khả năng hòa nhập với cuộc sống bình thường, tuy nhiên, những điều đó chỉ thực sự phát huy khi cộng đồng xã hội giúp họ tiếp cận những dịch vụ công cộng cơ bản nhất.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top