ClockThứ Tư, 20/10/2021 14:42

Người lao động vẫn còn dè dặt

Mới tuyển được 23.216 trong tổng nhu cầu cần trên 41.000 người là vấn đề của các doanh nghiệp (DN) tại Bắc Giang. Tại Vĩnh Phúc, dù nhu cầu tuyển chỉ bằng một phần của Bắc Giang, nhưng tỷ lệ nhân công tuyển được cũng là một con số giới hạn, chỉ gần 900 trên tổng số 6.300 mà các DN trên địa bàn tỉnh này đăng ký tuyển dụng từ thời điểm này cho đến 6 tháng đầu năm 2022.

Trong khi đó, tại khu kinh tế trọng điểm các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, có hơn 6.600 DN đang có nhu cầu tuyển lao động. Pouyuen Việt Nam không chỉ đang cần nguồn lao động cũ trở lại làm việc mà còn có nhu cầu tuyển mới để bù vào khoảng trống mà hơn 40.000 công nhân còn chưa trở lại. Nhu cầu tuyển dụng tăng hơn 100% là thông tin từ người có trách nhiệm ở bộ phận tuyển dụng Văn phòng TP. Hồ Chí Minh Công ty Adecco Việt Nam. Chỉ đạt 56,8% ở số lao động làm việc ở khu chế xuất, khu công nghiệp và 54,6% ở khu công nghệ cao là con số từ TP. Hồ Chí Minh… Theo trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực TP. Hồ Chí Minh, từ nay đến cuối năm, các DN trên địa bàn thành phố cần từ 43.600-56.800 người. 40.000-50.000 người là số lao động mà Bình Dương đang cần có…

Đây cũng chỉ là một vài con số điển hình phản ảnh nhu cầu thiếu lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp ở hai đầu đất nước. Khát nhân lực và tìm mọi cách để hoàn thành các đơn hàng trong quý III, chuẩn bị cho kế hoạch của hai quý đầu năm 2022 là điều mà đa phần các DN đang loay hoay tìm cách tháo gỡ. Chúng ta có thể thấy điều này khi con số lao động trở về từ Hà Nội vào khoảng 324.000 người, 292.000 người về từ TP. Hồ Chí Minh và 450.000 người trở về từ các tỉnh, thành khác phía nam (số liệu của Tổng cục Thống kê). Cũng theo nguồn đã dẫn, số lao động trở về Thừa Thiên Huế vào khoảng 40.000, khoảng 87.000 người về Nghệ An và về Hà Tĩnh khoảng 16.000, hơn 6.500 người về Quảng Nam…

Gần 57% DN sẽ tuyển dụng ngay và có nhiều chế độ đãi ngộ cho người lao động sau khi quay trở lại hoạt động bình thường là điều đã được thông báo và chia sẻ từ khu vực miền Đông Nam Bộ. Đây cũng là điều sẽ được thực hiện ở các DN, tùy vào nhu cầu, điều kiện cụ thể để có những chính sách phù hợp.

Cơ hội việc làm, cho đến bây giờ vẫn là cánh cửa rộng. Nhưng xem ra, người lao động vẫn đang còn để ngỏ những lựa chọn. Làn sóng COVID-19 thứ 4 đã tạo ra một dư chấn từ những “cường độ rung lắc” quá mạnh, tạo nên những dòng người lũ lượt và ào ạt quay trở lại quê nhà để tìm nơi cư trú an toàn hơn. Đồng thời, mở ra những khoảng sâu và  trống hẫng trong hệ sinh thái việc làm ở các vùng kinh tế trọng điểm.

Có rất nhiều điều cần được đánh giá, nghiên cứu, nhìn nhận trong việc cần xây dựng nền móng vững chắc hơn trong hệ sinh thái đó. Trước mắt, đã có một số lượng người quay trở lại các tỉnh phía nam để làm việc khi tình hình đã và đang được kiểm soát, nhưng cũng là điều dễ hiểu khi nhìn nhận tâm lý dè dặt đang có của người lao động. Đó cũng là vấn đề căn cơ nhất cần được xây dựng và tổ chức lại cho sự phát triển lâu dài.

Nguyễn Bình Nhi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Vui vì được tăng ca

Doanh nghiệp (DN) dồi dào đơn hàng, người lao động phấn khởi khi được tăng ca, cải thiện thu nhập.

Vui vì được tăng ca
Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đang dần phục hồi đơn hàng và mở rộng phát triển sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng tăng cao, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top