ClockThứ Năm, 25/07/2019 13:30

Người lính già giàu tình nghĩa

TTH - Ở xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc), hầu hết mọi người đều biết ông Hoàng Văn Khuyến, người lính già với 91 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, sống nhiệt huyết, trách nhiệm, làm nhiều việc ích nước, lợi dân.

Ông Việt nói dân ngheLuôn nghĩ cho dân“Người thầy thuốc của bản làng”

Nhà Bia ghi danh anh hùng liệt sĩ ở thôn Bình An mà ông Khuyến tham gia vận động xây dựng

Mang niềm vui đến cộng đồng

Đã tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông Khuyến hiếm khi có mặt ở nhà, trừ lúc ốm đau, còn phần nhiều thời gian đều dành cho việc cộng đồng. Tôi có cơ hội gặp ông tại nhà riêng tại thôn Bình An vì là khách đường xa.

Phát huy truyền thống cha anh, ông theo cách mạng từ năm 1947. Quá trình hoạt động, ông từng nếm mật, nằm gai, rồi biên chế vào trung đội 3, Sư đoàn 325, QK 4, cùng đồng chí, đồng đội trải qua bao gian khổ, hiểm nguy từ bắc đến nam, lên Tây Nguyên.... Ông có hơn 10 năm chiến đấu ở Lào và Campuchia, bây giờ trên mình vẫn còn mang nhiều thương tích.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông Khuyến từ Campuchia trở về quê hương, được lãnh đạo cấp trên bầu giữ chức Bí thư chi bộ xã Lộc Vĩnh. Đến năm 1986, ông về hưu nhưng vẫn được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Hội Người Cao tuổi xã... đến bây giờ. Ông chia sẻ, dân tin mình, mình phải làm dân tin, không tạo khoảng cách giữa cán bộ, đảng viên với dân. Đó là bài học ông đúc rút qua những năm tháng còn ở quân ngũ.

Ông Hoàng Văn Khuyến vui tuổi già cùng cây trái

Ngày đầu nhận việc ở địa phương, tình hình an ninh trật tự ở vùng biển Chân Mây, Cảnh Dương (Lộc Vĩnh) còn phức tạp. Đời sống bà con nghèo khó và có nhiều đối tượng vượt biên, vượt biển ra nước ngoài. Hàng ngày, ngoài công việc ở xã, ông đạp xe về các khu dân cư, gặp cán bộ cơ sở, người dân để nắm tình hình, xây dựng thế trận nhân dân, ngăn chặn triệt để các đối tượng lăm le "mua bãi", sắm ghe gọ vượt biển trái phép; vừa lo trật tự an ninh thôn xóm, vừa quan tâm đến lĩnh vực kinh tế, giúp dân xóa đói giảm nghèo. Đa số bà con Lộc Vĩnh ngày đó chủ yếu làm biển và chừng 30 % làm nghề nông...

Nắm bắt điều kiện xã hội địa phương, ông kết nối các hội, đoàn cấp trên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cải tạo đất trồng lúa, trồng rừng. Nhà nào có điều kiện chăn nuôi gia súc, gia cầm ông gợi ý vay vốn qua kênh đoàn thể đầu tư phát triển theo mô hình gia trại. Những hộ làm nghề biển phải phát huy thế mạnh đầu tư ngư lưới cụ, phương tiện máy móc để khai thác biển dài ngày. Ban đầu chỉ  5-7 ghe, tàu đánh bắt ven bờ, sau đó phát triển lên 150 tàu, thuyền; trong đó, có gần 20 tàu đánh bắt trên biển dài ngày; đồng thời phát triển thêm nghề chế biến nước mắm, ruốc… tạo nguồn thu nhập chính trong dân. Trong làng, xã có ai thân quen ốm đau, gặp hoạn nạn ông đều có mặt thăm hỏi, chia sẻ…

“Ông Khuyến là người có uy tín, làm việc rất trách nhiệm và được lòng dân. Dù tuổi cao nhưng ông vẫn nhiệt huyết tham gia nhiều phong trào ích nước lợi dân ở địa phương". Ông Trần Minh Vũ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Lộc Vĩnh nói.

Sống tình nghĩa

Ông Khuyến kể, trước đây kể cả lúc đương chức và thời gian nghỉ hưu gia đình ông sống chật vật vì đồng lương eo hẹp. Để nuôi con ăn học, ông phải lao động cật lực, tranh thủ thời gian để làm vườn, trồng rừng, làm biển kiếm thu nhập. Sau năm 2010, cuộc sống gia đình ổn định dần, con cái trưởng thành, ông nghĩ đến làm việc thiện, tìm những hoàn cảnh khó khăn, nhất là những hoàn cảnh mồ côi, tàn tật ở địa phương để cưu mang.

Từ 2016-2017, ông Khuyễn trích tiền lương hỗ trợ 6 cháu có hoàn nghèo khó ở địa phương, mỗi tháng 100 nghìn đồng/cháu; động viên khích lệ tinh thần học tập như mua giấy bút, sách, áo quần tạo điều kiện cho các cháu đến trường, không để thất học... Ngoài hoạt động từ thiện, ông tiên phong nhiệt tình trong các phong trào vận động bà con mở rộng đường nông thôn, hệ thống điện đường thắp sáng về đêm, vệ sinh môi trường sạch đẹp, củng cố an ninh trật tự ở địa phương...

Ông Hoàng Văn Khuyến là thương binh hạng 4/4, từng trải qua nhiều chức vụ lãnh đạo ở địa phương. Dù cương vị nào, ông Khuyến đều gương mẫu, tạo niềm tin, uy tín trong dân. Hiện nay, bà con địa phương thường gọi ông tên thân thân mật "ông lính già giàu tình nghĩa". Ông Nguyễn Văn Thừa, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Vĩnh nói.

Mới đây qua nhiều đêm thao thức, ông day dứt nhớ bạn bè, đồng đội đã ngã xuống vì hoà bình, độc lập dân tộc. Sau đó, ông cùng bí thư và trưởng thôn Bình An họp bàn đi vận động anh em, bà con và "mạnh thường quân" dựng bia ghi danh gần 140 đồng đội, đồng chí ở địa phương đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh cứu nước.

Thêm dấu ấn mang tên Hoàng Văn Khuyến là cuối năm 2016, ông cùng thôn triển khai kế hoạch vận động, kêu gọi bà con tạo quỹ xây dựng miếu thờ các ngài khai canh làng Bình An. Người ở gần ông đến gõ cửa, người ở xa ông gửi thư tay. Khi nghe tên ông và những người bạn ông, ai cũng đồng tình hưởng ứng. Năm 2017, công trình miếu hoàn thành, với giá trị hơn 120 triệu đồng bà con trong xã đều vui mừng, mãn nguyện.

Hỏi lý do khi tuổi cao sức yếu vẫn gắn bó với công việc cộng đồng, ông bộc bạch, Lộc Vĩnh là mảnh đất máu thịt gắn bó với ông bà tổ tiên và cho ông nhiều kỷ niệm. Do đó, bất kể mọi trong hoàn cảnh ông vẫn có trách nhiệm, muốn làm những việc có ý nghĩa cho quê hương mà không đắn đo, suy nghĩ...

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối tình sắt son nơi đầu sóng

Bên chân sóng, trước hải trình đến quần đảo Trường Sa, tôi đã “gặp” một cuộc chia tay của đôi tình nhân đặc biệt. Họ là vợ chồng, cũng là đồng chí đồng đội, “xếp lại” tình riêng vì tình cảm lớn lao hơn…

Mối tình sắt son nơi đầu sóng
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2: “Ươm mầm” ở miền biên

Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, tạo nguồn nhân lực, tri thức trong tương lai cho địa phương; “ươm mầm” và bồi đắp tâm huyết, tình cảm, kiến thức, để con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thế hệ trẻ nơi đây trở thành đội ngũ cán bộ tiếp nối, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tập trung đẩy mạnh, bước đầu “đơm hoa kết trái”.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2 “Ươm mầm” ở miền biên
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 1: Biên giới vững, nhà nhà chắc

A Lưới gắn với hình ảnh thành trì biên cương vững chãi và bình yên. Nơi dải đất tiền tiêu của Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng ngày đêm cầm chắc tay súng, đồng thời sát cánh cùng người dân địa phương khiến đất “trở mình” phát triển và “ươm mầm” thế hệ tương lai.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 1 Biên giới vững, nhà nhà chắc
Những người lính luôn vì cộng đồng

Không chỉ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 18 Thông tin, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, góp phần giáo dục tư tưởng cán bộ, chiến sĩ đơn vị.

Những người lính luôn vì cộng đồng
“Con sẽ là người lính giống cha”

Sinh ra sau khi đất nước được hòa bình, thống nhất, nhưng được lớn lên trong “cái nôi cách mạng”, là con của những người lính can trung, họ đã luôn nỗ lực cống hiến để xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha ông, xứng đáng với truyền thống cách mạng của gia đình.

“Con sẽ là người lính giống cha”
Return to top