ClockThứ Bảy, 01/08/2015 07:41

Người lưu giữ tiếng đàn Ta lư

TTH - Sau khi tham gia giải phóng quê hương năm 1975 cùng với đơn vị C12, Thành đội Huế, ông Hồ Văn Vàng (61 tuổi) ở thôn 6, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, đã trở về với bản làng xây dựng quê hương.

Ông Hồ Văn Vàng với cây đàn Ta lư trên tay

 

Người lính trở về làm văn hóa

Sẵn máu văn nghệ, cùng sự rèn luyện trong những năm tháng quân ngũ, ông tham gia vào đội văn nghệ của xã Hồng Kim để mang lời ca tiếng hát phục vụ đồng bào.
Ông Hồ Văn Vàng kể: Đối với người Pa Cô, tiếng đàn, tiếng hát và các điệu múa truyền thống chính là đời sống tinh thần của bà con Pa Cô không thể thiếu. Đội văn nghệ xã Hồng Kim ra đời khi đó, đã mang tiếng hát, lời ca phục vụ bà con, để bà con yên tâm xây dựng kinh tế trên vùng đất chiến tranh ác liệt đi qua để lại nhiều dấu tích. Khi đó, dân mình lạc quan yêu đời, hễ có đội văn nghệ xã biểu diễn là người dân kéo đến xem đông đúc, ai cũng hòa vào lời ca tiếng hát bên đống lửa cùng các nhạc cụ truyền thống của người Pa Cô. Cái máu văn nghệ hát hò, người dân Pa Cô ở xã Hồng Kim ai cũng mang trong mình. Chính những lời ca tiếng hát đã xích đồng bào lại gần với nhau hơn.
Cũng chính những năm tháng nhiệt tình mang lời ca tiếng hát phục vụ đồng bào, mà ông Vàng được lãnh đạo xã Hồng Kim tín nhiệm cử giữ chức Trưởng ban Văn hóa xã từ năm 1994 – 2011. Gần 20 năm làm văn hóa xã, ông Vàng dần khôi phục lại những giá trị truyền thống của người Pa Cô, đặc biệt là những nhạc cụ, các điệu nhạc truyền thống của người Pa Cô.
Lưu giữ tiếng đàn Ta lư
Cây đàn Ta lư (còn gọi là đàn Tầm Rêr) theo như lời ông Vàng kể là cây đàn mà ngày xưa con trai Pa Cô thường hay sử dụng để cùng con gái Pa Cô múa hát về đêm. Như chứng minh lời mình nói, ông Vàng với cây đàn Ta lư trên tay đã đánh cho chúng tôi nghe những điệu nhạc truyền thống quen thuộc của người Pa Cô. Những giai điệu của bài hát, như: Hoa đẹp Chăm Pa, Tiếng chim rừng được ông đánh một cách thành thục. Đó chính là những bài hát mà ông và những người trong đội văn nghệ trước đây thường hay biểu diễn cho đồng bào nghe.
Vừa dứt tiếng đàn Ta lư, ông Vàng giới thiệu cho chúng tôi biết về cấu tạo cũng như lịch sử của cây đàn Ta lư hay còn gọi là đàn Tầm Rêr của người Pa Cô. Khác với cây đàn guitar ở dưới xuôi là có 6 dây, đàn Ta lư dân tộc Pa Cô có thùng nhỏ hơn và chỉ có hai dây. Mặc dù đàn Ta lư có cấu tạo đơn giản nhưng muốn làm nên một cây đàn hoàn chỉnh cũng rất kỳ công, phải mất mấy ngày làm.
Ông Vàng cho biết, ai nhanh, thì 3 ngày sẽ làm xong một cây đàn Ta lư. Để có cây đàn tốt, âm vang hay thì phải chọn loại gỗ dẻ già là tốt nhất. Sau khi chặt gỗ ở trên rừng về, thì phải ngồi đục, đẽo sao cho gỗ khi làm đàn cho đẹp mắt. Ông Vàng tâm sự: “Ngày xưa, đàn Ta lư này là một nhạc cụ truyền thống mà dân bản người Pa Cô chúng tôi thường xuyên sử dụng, đây là nhạc cụ mà con trai đánh lên là con gái tìm đến múa hát. Nhưng bây giờ, con trai Pa Cô ít ai sử dụng đàn Tầm Rêr này để đánh nữa, mà chỉ thích đi hát hò ở trong quán xá thôi, không còn những buổi sinh hoạt vào mỗi đêm con trai đánh đàn cho con gái múa hát. Mà đàn Tầm Rêr chỉ hai dây, dễ sử dụng có khó chi mô. Hiện nay, ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới này chỉ còn mình tôi là còn làm và sử dụng đàn Tầm Rêr.
Võ Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
23 năm nhớ Trịnh Công Sơn

Kỷ niệm 23 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), nhiều hoạt động âm nhạc được tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Ngoài âm nhạc, gia đình cố nhạc sĩ chuyển hướng sang các hoạt động tưởng nhớ thiết thực, ý nghĩa hơn.

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn
Đón Tết muộn

Dịp tết Nguyên đán, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức để mang đến cho mọi người không khí vui tươi của năm mới; trong đó, không thể không nói đến sự cống hiến của các nghệ sĩ. Biểu diễn xuyên Tết phục vụ khán giả, năm nào họ cũng đón Tết muộn.

Đón Tết muộn
Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

Yêu thích và đam mê thổi sáo từ những ngày còn bé, chàng trai trẻ Đào Bá Sỹ Thiên (sinh năm 1999) đã miệt mài gắn bó với loại nhạc cụ truyền thống này của dân tộc hơn 5 năm nay. Tiếng sáo du dương, bay bổng của Thiên đã để lại nhiều dấu ấn ngọt ngào trong cảm xúc người nghe.

Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống
Return to top