ClockThứ Ba, 22/11/2016 13:53

Người nuôi cá lồng ở Thuận An gặp khó

TTH - Trong khi người dân vùng biển Thuận An lên kế hoạch tái sản xuất sau khi nhận được tiền đền bù từ sự cố môi trường biển thì hàng trăm hộ nuôi cá lồng và ngư dân sống bằng nghề câu xuồng gặp khó khăn vì chưa nằm trong diện được đền bù.

Những chiếc xuồng ngừng hoạt động nhiều tháng nay

Theo thống kê của UBND thị trấn Thuận An, địa phương có 250 hộ nuôi cá lồng và nhiều người làm nghề câu xuồng ven phá Tam Giang thuộc 5 thôn: Minh Hải, Hải Thành, Hải Bình, An Hải và Hải Tiến. Khi xảy ra sự cố môi trường biển, cá nuôi không chết hoặc chết không đến 70% theo quy định nên họ chưa nằm trong danh sách đền bù.

Cá nuôi lồng thường có giá trị kinh tế cao, như: mú, hồng, nâu… Hộ nuôi ít thì vài ba lồng, nhiều thì hơn 10 lồng, tùy điều kiện và nhân lực. Trước đây, giá cá bán tại gốc từ 300 đến 500 ngàn đồng/kg, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng và người thu mua nhỏ tại địa phương. Những người câu xuồng bình quân kiếm được từ 300 đến 500 ngàn đồng/ngày.

Những ngày xảy ra sự cố môi trường biển, cá lồng vẫn khỏe, ăn tốt, phát triển bình thường nhưng do tâm lý người tiêu dùng e ngại, khiến cá nuôi lồng không bán được hoặc bán với giá thấp, người nuôi khó bán.

Ông Nguyễn Duy Cường, 41 tuổi, ở thôn Minh Hải trước đây phụ thợ hồ, hai năm gần đây theo nghề nuôi cá lồng. Với 3 lồng cá, trừ chi phí mỗi vụ ông lãi ròng 30 triệu đồng và hy vọng cuộc sống sẽ khá hơn nghề cũ. Thế nhưng năm nay bán hết cá rồi, không tính chi tiêu 6 tháng qua, ông còn lỗ gần chục triệu đồng tiền mua thức ăn nuôi cá. Gia đình anh Huỳnh Sơn cũng ở thôn Minh Hải, theo nghề đến nay hơn 10 năm, cả 7 anh em tập trung chăm sóc 11 lồng cá, mỗi ngày chi phí trên dưới 1 triệu đồng. Cá rớt giá nặng lại khó bán nên đến giờ anh Sơn vẫn chưa bán cá.

Nhiều hộ chưa bán được cá đang cố tiết kiệm chi phí bằng cách giãn bữa ăn của cá từ mỗi ngày 2 lần xuống còn 1 lần, thậm chí 2 ngày mới cho cá ăn 1 lần. Những hộ đã bán hết cá thì đang tạm dừng nuôi.

Ông Trần Đức Đủ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho biết, do các trưởng thôn không nắm rõ chủ trương đền bù nên dè dặt không kê khai, dù họ hiểu rõ các đối tượng trên thực sự chịu ảnh hưởng môi trường biển. Hiện thị trấn đã gửi công văn để huyện xem xét.

Việc ngư dân nuôi cá lồng và câu xuồng trên phá Tam Giang gặp khó khăn do sự cố môi trường biển là có thật. Mong muốn của người dân hiện nay là được các cấp chính quyền xem xét để có sự hỗ trợ hợp lý.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Return to top