ClockThứ Sáu, 16/10/2020 20:01

Người nuôi tôm đối mặt nguy cơ ngập hồ, vỡ đê

TTH.VN - Mưa lũ xảy ra nhiều ngày qua và bây giờ vẫn còn tiếp diễn khiến đê bao của nhiều diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đứng trước nguy cơ bị vỡ. Người nuôi tôm đang thấp thỏm và tăng cường gia cố.

Gia cố bờ bao hàng chục ha tôm trong mưa lũSớm điều tra làm rõ để người dân yên tâm nuôi trồng thủy, hải sản

Người dân Phong Hải tập trung gia cố đê bao hồ tôm khi bị xói lở ngày 12/10

Xói lở, ngập nước

Lượng mưa quá lớn khiến dòng nước các con khe tại khu vực nuôi tôm xã Phong Hải (huyện Phong Điền) những ngày qua chảy xiết. Điều đáng lo là các con khe này phần lớn chảy song song, ngay dưới chân đê bao các vuông tôm. Nguy cơ xói lở dẫn đến vỡ đê luôn hiển hiện trước mắt.

Ngày 12/10, người nuôi tôm thôn Hải Phú (xã Phong Hải) một phen hú vía khi mưa lớn, dòng nước ngoại lai xâm nhập đê bao khiến 3ha tôm chân trắng tại đây xói lở. Chính quyền địa phương đã huy động nhiều lực lượng để hỗ trợ người dân. Hàng trăm bao cát được tập kết để gia cố tạm thời, góp phần hạn chế thất thoát, thiệt hại.

Anh Phan Văn Thoại (một người nuôi tôm tại xã Phong Hải) bảo rằng, nuôi tôm mùa lũ, người nuôi hồi hộp theo dõi thời tiết, mưa lớn dài ngày nguy cơ đất cát tạo nên hệ thống đê bao bị sụt lún, nếu người nuôi không kiểm tra kịp thời sẽ chảy theo dòng nước đi về phía biển. “Người dân thường chọn những vị trí gần biển để đầu tư nuôi tôm, song đây cũng là vị trí rất dễ dẫn đến tình trạng sạt lở đê bao, vỡ hồ bởi nước biển rất dễ xâm nhập”, anh Thoại nói.

Khi đợt mưa lớn tạm ngưng vào hôm qua (15/10), nhiều người nuôi tôm tại xã Vinh Thanh (huyện Phú Vang) tiến hành gia cố đê bao, kiểm tra hệ thống quạt sục khí oxy sau một thời gian bị chìm trong nước lũ. Ông Nguyễn Thanh An (xã Vinh Thanh) cho biết, sau đợt lũ vừa rồi, tôm nuôi của gia đình ông bị thất thoát rất nhiều. Nước triều dâng cao cộng với nước từ thượng nguồn đổ về khiến toàn bộ diện tích nuôi tôm của ông An chìm trong biển nước. “Vợ chồng tôi tìm cách cứu tôm nhưng không kịp. Không chỉ tôi mà nhiều hộ dân khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự”, ông An cho biết.

Ngoài diện tích nuôi tôm, đợt lũ vừa qua khiến hơn 1.400 ha nuôi trồng thủy sản cao triều, thấp triều tại huyện phú Vang bị ngập, gây thiệt hại lớn.

Hiện nay, khi người nuôi tôm chưa kịp khắc phục hậu quả đợt lũ vừa qua, mưa lớn tiếp tục diễn ra, sẽ tiếp tục đối mặt với đợt nguy cơ ngập hồ nuôi. “Đối với những hộ nuôi tôm ven biển như tôi, nếu mưa lớn nước sẽ chảy từ khu vực nuôi về phía biển. Tuy vậy, nguy cơ nước “xiết” chân đập là rất lớn, đó là nỗi lo lắng lớn nhất”, anh Hồ Hữu Châu (người nuôi tôm xã Điền Hòa, huyện Phong Điền) chia sẻ.

Bộ đội giúp dân gia cố đê, bảo vệ hồ nuôi 

Hạn chế thấp nhất thiệt hại

Theo Chủ tịch UBND xã Phong Hải  - Hoàng Văn Sửu, vụ tôm này, tại địa phương có gần 25ha đưa vào thả nuôi. Đây là vụ chính trong năm nên người nuôi kỳ vọng sẽ có mùa bội thu, song trải qua cơn bão số 5 và đợt lũ vừa qua, người nuôi đang gặp nhều khó khăn. Ngoài yếu kỹ thuật, chuyên môn, thiên tai khiến cơ sở vật chất bị thiệt hại đáng kể. “Chúng tôi phải điều động lực lượng phối hợp với bộ đội biên phòng ứng cứu, hỗ trợ người dân gia cố đê bao. Những năm trước, tại địa phương đã xảy ra tình trạng vỡ hồ do mưa lớn nên đây là nhiệm vụ quan trọng đối với người nuôi tôm bây giờ”, ông Sửu cho hay.

Khắp các địa phương trải dài trên vùng biển địa bàn tỉnh, tình trạng xâm thực đang diễn ra, kè bị nước biển “nuốt” trôi; nước triều dâng cao khiến đê bao thủy sản dường như không có tác dụng. Lãnh đạo xã Vinh Thanh cho rằng, theo dõi diễn biến thời tiết, thường xuyên kiểm tra cơ cở sở vật chất tại những vùng nuôi là cách hạn chế chế thấp nhất thiệt hại. Những vùng nuôi không bị ngập úng, người nuôi cần có phương án bảo vệ cơ sở vật chất hồ nuôi.

Không phải bây giờ mà nhiều năm qua, biến đổi khí hậu trở thành thách thức đối với không chỉ người nuôi tôm. Từng bước thích nghi và sống chung với thiên tai dường như là phương án khả dĩ nhất. Đối với người nuôi tôm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phan Thị Thu Hồng bảo rằng, họ cần phải trở thành người nuôi chuyên nghiệp, nghĩa là trong mọi hoàn cảnh phải biết ứng phó. “Sự cố mất điện, xói lở đê bao đã xuất hiện nhiều năm trước. Người nuôi tôm cần lường trước điều đó. Ngoài yếu tố chuyên môn, đầu tư máy phát điện và hình thành một đê thủy sản vững chắc sẽ hạn chế thấp nhất thiệt hại. Với những vùng nuôi có nguy cơ ngập úng, cần thu hồi vốn trước khi thả nuôi vụ mới ngay trong mùa bão lũ, điều đó sẽ tạo nên sự an toàn cho quá trình tái đầu tư”, bà Hồng nói.

Bài, ảnh: L. Thọ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn

Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bằng ao tròn, hai và ba giai đoạn.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn
Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức.

Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP
Tiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ trong thời gian tới

Sáng 16/11, Đoàn công tác liên ngành của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai do ông Vũ Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã có chuyến kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ, ngập lụt tại Thừa Thiên Huế.

Tiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ trong thời gian tới
Khu vực ven biển từ Quảng Ninh-Khánh Hòa chủ động ứng phó bão Koinu

Trưa 3/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản số 368/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó với bão Koinu ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Khu vực ven biển từ Quảng Ninh-Khánh Hòa chủ động ứng phó bão Koinu
Chủ động sớm một bước

Những năm gần đây, trước những diễn biến mưa lũ bất thường, vùng rốn lũ huyện Quảng Điền không tránh khỏi bị thiệt hại. Vì vậy, mọi công tác chuẩn bị ứng phó mưa lũ dài ngày của các địa phương trên địa bàn huyện được đẩy nhanh và làm sớm hơn một bước.

Chủ động sớm một bước

TIN MỚI

Return to top