ClockThứ Bảy, 24/11/2018 12:36

Người thầy không phấn trắng & bảng đen

TTH - Gắn bó với các môn năng khiếu của Nhà Thiếu nhi Huế từ những ngày đầu thành lập, thầy Nguyễn Hữu Hùng và cô Huỳnh Thị Ngọc Quế đã giúp nhiều em phát triển được tài năng của mình.

Chung thủy với thơ tuổi học tròThầy giáo trẻ giàu lòng thiện nguyệnThời đại số & tâm thế người thầy

Dù đã 60 tuổi nhưng thầy Hùng vẫn miệt mài với niềm vui dạy bóng bàn cho thiếu nhi

Tình yêu trẻ

Như mọi ngày, thầy Nguyễn Hữu Hùng lại đứng ở cửa lớp đón từng em trong giờ học bóng bàn tại Nhà Thiếu nhi Huế. “Đa phần các em theo học ở đây chỉ từ lớp 1 đến lớp 5. Nhà thiếu nhi cũng có các lớp cho người lớn nhưng dạy bọn trẻ tôi thấy vui hơn vì sự hồn nhiên và trong sáng của các cháu”, thầy Hùng chia sẻ.

Gắn bó với Nhà Thiếu nhi Huế hơn 27 năm, nhiều thế hệ học trò có năng khiếu bóng bàn được thầy phát hiện, bồi dưỡng và đạt được thành tích quốc gia, quốc tế nhưng niềm vui nhất đối với thầy Hùng là sự quay trở lại. “Có nhiều em học bóng bàn với tôi lúc nhỏ, khi lập gia đình, có con cái lại đưa đến đây nhờ tôi dạy. Không hiếm buổi tập luyện ở đây là những gia đình gồm ba mẹ đánh bóng bàn cùng con cái”, thầy Hùng cho biết thêm.

Khác với nhiều giáo viên, thầy Hùng chọn “nơi làm tạm” Nhà Thiếu nhi Huế là nơi làm việc chính của mình. Thầy có thu nhập “kha khá” trong những tháng hè nhưng sẽ lại giảm khi bước vào năm học. “Thu nhập tuy không cao, tính chung chỉ dưới 4 triệu đồng mỗi tháng nhưng tôi yêu công việc này. Tôi xem nơi đây là tổ ấm thứ hai của mình vì tình cảm mà các cháu cũng như đội ngũ cán bộ công tác tại đây dành cho tôi”, thầy Hùng chia sẻ.

Cô Huỳnh Thị Ngọc Quế, giáo viên năng khiếu lớp vẽ, đã gắn bó với Nhà Thiếu nhi Huế gần 20 năm. Gắn bó với lớp vẽ, cô Quế cũng có nhiều kỷ niệm với học viên của lớp học. Các em tham gia lớp vẽ đa phần đều có năng khiếu hội họa, nhưng cũng không ít em trong số đó có tính cách khá lập dị, biểu hiện của tự kỷ. Với những em như vậy, ngoài các kỹ năng chuyên môn thì tâm lý sư phạm rất quan trọng, không ít trường hợp chỉ nghe cô Quế dỗ mới chịu. Nhiều lứa học trò tham gia lớp năng khiếu của cô Quế đã đạt giải cao tại các cuộc thi vẽ cấp Quốc gia, như em Đặng Thị Mỹ Hằng, Trương Nguyễn Nguyên Cát…

Tri ân

Anh Hoàng Nguyễn Chân Tú, Giám đốc Nhà Thiếu nhi Huế cho biết, hơn 40 năm hình thành và phát triển Nhà Thiếu nhi Huế đã nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của nhiều thế hệ thầy cô giáo cộng tác viên tâm huyết và trách nhiệm; có trình độ năng lực và đặc biệt là tấm lòng yêu trẻ. “Thầy Hùng là một trong những cộng tác viên kỳ cựu có thời gian giảng dạy tại Nhà Thiếu nhi Huế lâu nhất hiện nay. Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, điều dễ nhận thấy ở thầy là sự giản dị, tâm huyết với phong trào bóng bàn”, anh Chân Tú chia sẻ.

 “Cô Ngọc Quế cũng là người đồng hành với Nhà Thiếu nhi Huế một thời gian khá lâu. Cô luôn suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu đề xuất để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy có hiệu quả. Tình yêu nghề, yêu trẻ đã giúp cô vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình dạy dỗ; nhiều em học viên cá tính, hiếu động hoặc tự kỷ nhẹ được cô chỉ dẫn tận tình đã biết nghe lời, tiếp thu tốt và phát huy được năng khiếu mĩ thuật của mình”, anh Chân Tú chia sẻ thêm.

Hiện nay, bộ môn bóng bàn phong trào không còn được sôi nổi như nhiều năm trước; các lớp dạy năng khiếu vẽ cũng xuất hiện ngày càng nhiều nhưng tiếp xúc với các phụ huynh đăng ký cho con học tại Nhà Thiếu nhi Huế họ vẫn tin tưởng vì quý mến “thầy Hùng, cô Quế”.

Bài, ảnh: Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò chủ động của người thầy

Năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với cấp trung học phổ thông (THPT). Sau một năm thực hiện, thầy cô giáo và các em học sinh dần thích nghi với việc tổ chức dạy và học.

Vai trò chủ động của người thầy
Tấm lòng người thầy bên chân sóng Tam Giang

Xuất phát từ tấm lòng đồng cảm, yêu thương, hơn 20 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hoàng Kim Sơn miệt mài đem yêu thương đến cho biết bao cảnh đời cơ cực. Bước chân thầy Sơn đã đến nhiều làng, nhiều bản để giúp đỡ, sẻ chia… đã trở nên gần gũi, xúc động đối với học sinh và bà con nghèo.

Tấm lòng người thầy bên chân sóng Tam Giang
Sách là người thầy

Đối với học sinh trên địa bàn Phú Vang, sách là người thầy để các em trau dồi kiến thức, kỹ năng, vững bước trên con đường học tập.

Sách là người thầy
Đổi mới bắt đầu từ người thầy

Thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở Thừa Thiên Huế cho thấy, đổi mới phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Đổi mới bắt đầu từ người thầy
Vai trò người thầy được nâng cao

Tôi vẫn còn nhớ trong dịch COVID-19, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để sử dụng các công cụ dạy trực tuyến.

Vai trò người thầy được nâng cao
Return to top