Thế giới Thế giới
Người tị nạn bị bán lấy nội tạng nếu không trả phí vượt biên
Một cựu thành viên của tổ chức buôn người đã tiết lộ sự thật này sau khi thấy sốc và tội lỗi trước việc hàng ngàn người tị nạn bỏ mạng trên biển.
![]() |
Một phụ nữ người tị nạn nhìn qua lỗ cửa của chiếc tàu cứu hộ sau khi được lực lượng hải quân Italy cứu ngày 25-6-206 - Ảnh: AP |
Theo Independent, ông Nuredein Wehabrebi Atta, người từng bị kết án 5 năm tù vì tội vận chuyển trái phép người tị nạn vượt biên đã chia sẻ thông tin này với cảnh sát Italy.
Theo ông Atta, trong số các di dân vượt biên từ châu Phi tới châu Âu qua Địa Trung Hải, những người không đủ tiền trả cho bọn buôn người sẽ bị chúng bán với giá 15.000 euro/người cho các tổ chức buôn người khác, nhất là những người Ai Cập, để những kẻ đó khai thác nội tạng của họ.
Những lời khai của ông Atta đã giúp lực lượng chức năng Italy triệt phá được mạng lưới đưa người vượt biên xuyên quốc gia. Cảnh sát Italy xác nhận đã bắt giữ 38 nghi phạm liên quan, trong đó có 25 người Eritrea, 12 người Ethiopia và một người Italy.
Bộ trưởng nội vụ Italy Angelino Alfano xác nhận việc cơ quan chức năng nước này đã triệt phá được mạng lưới tội phạm buôn người lớn sử dụng Rome như một trung tâm giao dịch tài chính.
Thông cáo của cảnh sát Palermo cho biết, ông Atta bị bắt năm 2014 đã hợp tác khai báo với nhà chức trách, giúp họ lần đầu tiên có một hình dung tổng thể về các hoạt động buôn người của các nhóm tội phạm hoạt động tại hai đầu Bắc Phi và Italy.
Ông Atta cũng là người nước ngoài đầu tiên được cấp quy chế bảo vệ nhân chứng tại Italy. Ông cho biết, việc quá nhiều người tị nạn chết thảm trên hành trình vượt biển tới châu Âu, nhất là vụ 360 người chết do lật thuyền ở Lampedusa, đã làm ông day dứt và muốn thú nhận mọi việc.
Ông Atta nói với cảnh sát: "Số người chết mà chúng ta biết được chỉ là một phần nhỏ của thực tế. Chỉ riêng ở Eritrea thôi, trong 10 gia đình thì đã có tới 8 gia đình có người thân gặp nạn như vậy".
Theo Tuổi trẻ
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19 (05/03)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia