Thế giới

Người tị nạn khắp thế giới vượt xa con số 60 triệu

ClockThứ Sáu, 18/12/2015 16:47
TTH.VN - Số người buộc phải di dời trên toàn thế giới có thể có “vượt xa” con số kỷ lục 60 triệu người trong năm nay, chủ yếu là do nội chiến Syria và các cuộc xung đột kéo dài khác, Liên Hợp Quốc hôm nay (18/12) khẳng định trong một tuyên bố.

Trong số đó, ước tính trên 20,2 triệu người phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, số lượng nhiều nhất kể từ năm 1992, theo báo cáo của Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR).

Người tị nạn tràn qua biên giới Hy Lạp-Macedonia, gần ngôi làng Idomeni (Hy Lạp). Ảnh: Reuters 

“2015 là năm ghi nhận con số kỷ lục với hơn 60 triệu người buộc phải di dời. Điều đó có nghĩa rằng, trong số 122 người đang sống trên thế giới hiện nay sẽ có 1 người buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ”, báo cáo nói thêm.

Tổng số người tị nạn vào cuối năm 2014 là 59,5 triệu người. Tuy nhiên, chỉ tính đến giữa năm nay đã có khoảng 34 triệu người phải di tản, tăng khoảng 2 triệu người so với cùng thời điểm năm 2014. Trong đó, Yemen, nơi cuộc nội chiến nổ ra hồi tháng 3 vừa qua ghi nhận số lượng người dân di tản cao nhất là 933.500 người.

“Chưa bao giờ thế giới cần sự khoan dung, lòng từ bi và tình đoàn kết với những người mất đi tất cả mọi thứ như vào thời điểm hiện nay”, ông Antonio Guterres, người đứng đầu Cao ủy LHQ về người tị nạn nhận định.  

Các nước đang phát triển có chung biên giới với những khu vực xung đột thường là nơi cần được chia sẻ gánh nặng về người tị nạn. Theo đó, báo cáo dựa trên các số liệu chính thức cho hay, dòng người tị nạn và người di cư qua Địa Trung Hải để đến châu Âu đạt đỉnh điểm vào tháng 10 năm nay.  

Đáng chú ý, cuộc nội chiến Syria bắt đầu từ năm 2011 khiến hơn 4,2 triệu người tị nạn Syria chạy trốn ra nước ngoài và 7,6 triệu người mất nhà cửa vào giữa năm nay, UNHCR cho biết.

Tiếp đó là Ukraine, nơi cuộc nổi dậy đòi ly khai ở khu vực phía đông nổ ra vào tháng 4/2014 làm 420.000 người trở thành người tị nạn trong nửa đầu năm 2015. Bạo lực ở Afghanistan, Somalia và Nam Sudan, cũng như các cuộc chiến ở Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Iraq gây ra những phong trào tị nạn khổng lồ.

Bên cạnh đó, số người tị nạn có khả năng trở về quê hương một cách an toàn cũng đang ở mức thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ trở lại đây, chỉ 84.000 người có thể trở về  nhà vào giữa năm nay, so với 107.000 người vào thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Thế nên, nhiều người tị nạn sẽ tiếp tục sống lưu vong trong những năm tới. “Trên thực tế, nếu bạn trở thành một người tị nạn, thì cơ hội trở về nhà của bạn là thấp hơn so với hơn 30 năm qua”, UNHCR nhận định.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Reddit)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top