ClockThứ Năm, 10/03/2016 14:26

Người tị nạn mong chờ “điều kỳ diệu”

TTH.VN - Trong 3 ngày qua, cô bé 15 tuổi Ola luôn nắm chặt một mảnh bìa các tông ghi số 22, với hy vọng cuối cùng sẽ đến lượt mình để vượt qua hàng rào kim loại bịt kín trên biên giới Hy Lạp-Macedonia.

Khủng hoảng tị nạn: EU trì hoãn quyết định về đề xuất của Thổ Nhĩ KỳChâu Âu chưa hết đau đầu vì người tị nạnEU tiếp tục cảnh báo sự “tích tụ” của người tị nạn ở Hy Lạp

Một người đàn ông đi dọc đường xe lửa tại biên giới Hy Lạp-Macedonian gần ngôi làng Idomeni (Hy Lạp), nơi hàng ngàn người tị nạn đang bị mắc kẹt. Ảnh: AFP

Thế nhưng, khi các quốc gia trên đường mòn quanh co tị nạn đến Bắc Âu thông báo đóng cửa biên giới, hy vọng đó trở nên xa vời.

"Chúng tôi đang hy vọng một điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Chúng tôi đã nghĩ rằng Đức muốn chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi lên thuyền và đến đây", một thanh niên trẻ đến từ Aleppo (Syria), người đã sống trong một căn lều ở Idomeni với mẹ và hai người em trai trong hai tuần vừa qua nói.

Trước đó vào hôm 9/3, Macedonia xác nhận họ đã không cho phép bất kỳ người tị nạn nào đi qua, nhưng nhấn mạnh rằng biên giới vẫn chưa đóng lại. "Các nhà chức trách đã quyết định cho phép người tị nạn đi qua nước này với số lượng tương đương những người tị nạn rời khỏi lãnh thổ Macedonia", phát ngôn viên cảnh sát Natalija Spirova trả lời phỏng vấn của AFP.

Slovenia và Croatia, hai trong số các nước dọc theo tuyến đường được hàng trăm ngàn người tị nạn sử dụng trong những tháng gần đây đã ra lệnh cấm nhập cảnh, quá cảnh tị nạn. Trong khi đó, Serbia tuyên bố sẽ làm theo quyết định này.

Các biện pháp theo quyết định của Áo vào tháng 2 nhằm hạn chế số lượng người di cư đi qua lãnh thổ của mình dẫn đến việc thắt chặt dần biên giới qua các vùng phía tây Balkan.

Cùng với dòng người tị nạn mới đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, các hạn chế trên biên giới đã khiến hơn 14.000 người tị nạn chủ yếu là Syria và Iraq mắc kẹt trong một trại tị nạn không đủ điều kiện vệ sinh. Đáng chú ý, những cơn mưa xối xả ở Hy Lạp đã biến khu vực này thành một đầm lầy ẩm ướt. Yuso, một người tị nạn 20 tuổi đến từ Syria cùng với em trai của mình nói rằng, anh nhận thức được những hạn chế mới nhưng vẫn sẽ tiếp tục dù thế nào đi nữa.

Không thể làm gì

"Chúng tôi biết về Slovenia, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua biên giới, chúng tôi không thể làm gì được nữa", Yuso nói thêm.

Hàng trăm người đang chờ để gặp một bác sĩ hoặc có được một chiếc bánh sandwich. Ngược lại, chỉ có 100 người xếp hàng trước một cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc để yêu cầu được di dời đến một nước khác của EU.

Quá trình này có thể mất vài tháng và người tị nạn không thể có tiếng nói ở đất nước họ sẽ đến. Liên minh châu Âu có sẵn một kế hoạch chuyển nơi ở cho khoảng 160.000 người tị nạn từ Hy Lạp và Italy, nhưng cho đến nay, ít hơn một ngàn người được di dời.

Vì vậy, không có gì để ngạc nhiên khi nhiều người lựa chọn phương án trả tiền cho một kẻ buôn lậu để đi qua hàng rào biên giới. "Một số người đã đi qua vào hôm qua bằng đường rừng. Nhưng chúng tôi không thể đi bởi những đứa trẻ", Mirvat, một giáo viên 30 tuổi đến từ Aleppo đi tị nạn cùng với 3 đứa con của bà nói. Chồng bà Mirvat vẫn đang mất tích ở Syria.

"Ở Syria đang có một cuộc chiến tranh. Chúng tôi không thể ở lại đó hay ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi chúng tôi không có tiền để sống. Chúng tôi muốn đến Đức và có một cuộc sống đàng hoàng", bà Mirvat cho biết.

Trở lại với cô bé Ola, cô chia sẻ đã nhìn thấy những kẻ buôn người đòi 2.500 euro (tương đương 2.700 USD) cho mỗi người để cung cấp tài liệu và hộ chiếu EU đến các nước châu Âu.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản cam kết 3 triệu USD hỗ trợ giáo dục cho người tị nạn

Nhật Bản sẽ cung cấp khoảng 3 triệu USD cho một quỹ toàn cầu nhằm cung cấp giáo dục cho người tị nạn, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa cam kết về việc sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho những người phải di dời trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Dải Gaza.

Nhật Bản cam kết 3 triệu USD hỗ trợ giáo dục cho người tị nạn
Return to top