Thế giới

Người tị nạn Syria đối mặt với muôn vàn khó khăn ở Gaza

ClockThứ Bảy, 19/12/2015 15:44
TTH.VN - Để chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn do những xung độ kéo dài suốt 5 năm qua ở Syria, nhiều người dân nước này buộc phải rời bỏ nhà cửa để tìm cách lưu trú ở những vùng đất mới với kỳ vọng về một cuộc sống yên bình hơn. Tuy nhiên, ở Gaza, những người tị nạn Syria vẫn đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và tình trạng không được thừa nhận. Trang CNA sáng nay (19/12) vừa có bài viết về tình trạng này.


Cuộc sống khó khăn của người tị nạn ở Gaza. Ảnh: Baitull

Abu al Abed al là một doanh nhân thành công ở thủ đô Damascus của Syria cho đến khi ông cùng với gia đình buộc phải chạy trốn khỏi chính ngôi nhà của mình ở đất nước bị chiến tranh tàn phá và đến sống ở miền nam Gaza gần biên giới Israel-Gaza từ tháng 7/2012. Tuy nhiên giờ đây, ông cảm thấy như bị mắc kẹt, không tìm ra lối thoát.

"Niềm hy vọng duy nhất của tôi là được thoát khỏi đây. Tôi là một thường dân, không phải là một chiến binh. Tôi hy vọng có thể thoát khỏi đây để đến Thụy Điển, nơi tôi được tiếp xúc với bạn bè mình. Họ sống trong hòa bình và an ninh, trong khi tôi sống trong tình cảnh đầy đau khổ".
Cuộc sống của ông Abu al Abed ở Gaza rất khốn khổ khi ông mất tất cả mọi thứ mình có ở Syria. Tại đây, ông sống với gia đình mà không có được sự công nhận từ một trong hai chính quyền Hamas hoặc Liên Hợp Quốc.
Ngay cả hộ chiếu Syria của ông giờ đây cũng đã hết hạn. "Là một gia đình Syria ở Gaza, không ai nhận ra chúng tôi", ông nói. "Chứng minh thư chỉ để xác định thân thế của con người. Các con tôi không được đăng ký bằng giấy tờ Syria. Hộ chiếu của tôi cũng đã hết hạn và biên giới thì đóng cửa. Chúng tôi sống trong một “nhà tù” lớn, đóng cửa từ mọi hướng".
Một người Syria khác cũng sống ở đây là nam thanh niên 28 tuổi Anas al Quterji, người tới từ Aleppo, thành phố lớn nhất Syria. Anh Anas cố gắng thoát khỏi cuộc chiến đã hoành hành suốt mấy năm qua ở quê hương mình, nhưng sự đón tiếp mà anh kỳ vọng có thể có được ở Gaza không phải là thứ anh nhận được. "Trong vòng 8 tháng mà tôi đến đây, xung đột đã xảy ra. Sau đó, vùng đất này biến thành địa ngục. Các đường hầm được đóng lại. Cuộc sống trở nên khó khăn và không như tôi mong đợi".
Theo Ủy ban giám sát người tị nạn từ Syria, hơn 200 gia đình Syria đang sống ở Gaza là người tị nạn. Nhiều người trong số họ đang tìm cách rời khỏi cuộc sống khó khăn ở đây để tới châu Âu. Tuy nhiên, một số nhà phân tích chính trị nói rằng, châu Âu không còn là nơi trú ẩn an toàn cho họ.
"Sau khi phát hiện ra rằng mình chỉ là nạn nhân của những lời hứa suông, thì điểm đến hàng đầu cho những người tị nạn Syria là muốn rời khỏi Gaza để đến châu Âu", Hani Habib, một nhà phân tích chính trị cho biết. "Tôi tin rằng sự tỉnh thức khá muộn sau những cuộc tấn công khủng bố gần đây ở châu Âu đã khiến người châu Âu phải suy nghĩ lại về chính sách của họ đối với việc chào đón người tị nạn Syria".
Nhưng đối với anh Anas Quterji và ông Abu Al Abed, cũng như người Syria khác đang sống ở mảnh đất Gaza này, họ vẫn tin rằng châu Âu là niềm hy vọng duy nhất cho mình.
Thoát khỏi chiến tranh và sự tàn phá ở quê hương, những người tị nạn Syria ôm hy vọng có thể trải qua một khoảng thời gian tương đối hòa bình và an ninh ở Gaza trước khi trở về nhà khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, do sự thờ ơ chính trị, rào cản quan liêu và thực tế tình hình ở Dải Gaza, cuộc sống của họ ở đây chẳng thể có được hòa bình như kỳ vọng.
Bảo Nghi (lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top