Thế giới

Người tiêu dùng là động lực khôi phục nền kinh tế ASEAN

ClockThứ Hai, 13/04/2020 09:50
TTH.VN - Giả sử dịch COVID-19 đã qua, không còn tình trạng lây nhiễm và cuộc sống trở lại bình thường, giới chuyên gia nhận định Đông Nam Á có vị trí tốt để bảo vệ sự tăng trưởng và giúp nền kinh tế khu vực khôi phục hoạt động.

ASEAN đối phó Covid-19: Cần sẵn sàng cho kịch bản tồi tệ nhấtNâng cao phối hợp, kỹ năng và tính minh bạch để thúc đẩy các dự án bền vững ở ASEANCOVID-19: Thế giới có khả năng đối mặt với khủng hoảng lương thựcMỹ hỗ trợ các nước ASEAN đối phó với Covid-19ASEAN đối mặt tình trạng thiếu nguồn cung trang thiết bị y tế

Người tiêu dùng là động lực khôi phục nền kinh tế ASEAN. Ảnh minh họa: Reuters/Tuổi trẻ Online

Động lực cho điều này là thói quen mua hàng của người tiêu dùng ASEAN, cũng như tình yêu lớn cho truyền thông xã hội và công nghệ.

Với trình độ tiếng Anh cao, đặc biệt là đối với người dân ở những thành phố lớn, người tiêu dùng ASEAN đặc biệt có thể dễ dàng thích nghi với những vấn đề toàn cầu. Do đó, tương đương với mức trung bình trên toàn cầu, gần 50% người tiêu dùng ASEAN nhất trí rằng thói quen mua sắm của mình chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi của thế giới xung quanh thông qua những thay đổi về kinh tế, xã hội hoặc nhân khẩu học trong xã hội. Đây là kết luận được đưa ra trong một khảo sát COVID-19 từ Global Data được thực hiện trên 26.000 người trên toàn cầu, trong đó bao gồm 3.500 câu trả lời nhận về từ người dân thuộc 5 nền kinh tế hàng đầu ASEAN là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore.

Mua sắm thông qua các nền tảng truyền thông xã hội

Internet là kênh dẫn để cư dân ASEAN theo dõi tình hình toàn cầu và các nền tảng truyền thông xã hội toàn cầu là các kênh chính để người dân khu vực đưa ra lựa chọn. Như công dân toàn cầu, gần 40% người dân ASEAN có xu hướng mua những sản phẩm được quảng cáo trên truyền thông xã hội.

Điều này đặc biệt đúng khi nhắc đến lĩnh vực ăn uống. So với công dân toàn cầu, số lượng người dân ASEAN tự coi mình là “tín đồ ăn uống” cao hơn 50%. Đồng thời, lượng người dân ASEAN cho rằng mình cảm thấy hài lòng khi thưởng thức đồ ăn uống với màu sắc khác thường cũng cao hơn gấp đôi so với người dân nước khác.

Sau nhiều tuần được giảm tải lượng công việc do cách ly xã hội, thay vào đó là tăng thời gian theo dõi, nghiên cứu thông tin trên các phương tiện truyền thông, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm hoàn toàn có thể hy vọng rằng sẽ có nhiều người dân Đông Nam Á quay trở lại các trung tâm thương mại và bắt đầu mua sắm tăng cường sau dịch.

Nhiệt tình với công nghệ mới

Đông Nam Á từ lâu đã nổi tiếng là khu vực tích cực tiếp thu và lĩnh hội công nghệ mới cao nhất trên thế giới, cao hơn 50% so với mức trung bình toàn cầu. Tuy thuộc vào mức độ tiên tiến của sản phẩm công nghệ mà người dân khu vực sẽ đưa ra những lựa chọn mua sắm khác nhau.

Trong một nhận định, các chuyên gia cho rằng khi chuẩn bị cho các đợt dịch tiếp theo, người tiêu dùng ASEAN luôn sẵn sàng đảm bảo rằng những sản phẩm công nghệ mới nhất có thể giúp phục vụ nhu cầu của họ. Cụ thể, số người sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng trực tuyến vận chuyển bằng máy bay không người lái hoặc xe tự trị ở ASEAN ghi nhận cao hơn 50% so với phần còn lại của thế giới và số người đồng ý trải nghiệm sáng tạo đồ ăn bằng máy in 3D cũng cao hơn 60%.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Trao “cần câu”, tạo động lực

Để giúp hội viên có đời sống kinh tế ổn định hơn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thủy Vân, TP. Huế đã triển khai nhiều việc làm thiết thực để giúp hội viên thoát nghèo.

Trao “cần câu”, tạo động lực
Return to top