ClockThứ Sáu, 22/06/2018 15:19

Người Việt Nam tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước uống có đường/năm

Hiện người Việt tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước uống có đường/năm, tăng 7 lần trong 15 năm qua, gây nguy cơ gia tăng bệnh thừa cân, tiểu đường, tim mạch.

Trung bình mỗi người Việt Nam đang tiêu thụ hơn 46g đường mỗi ngày, cao gần gấp đôi mức khuyến cáo tiêu thụ của Tổ chức Y tế thế giới. Trong đó, người dân tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước có đường một năm, tăng 7 lần trong 15 năm qua và cứ sau một năm lại tăng gần 10%. Tiêu thụ nhiều nhất là trà uống liền, tiếp đến là đồ uống có ga, đồ uống thể thao, nước tăng lực và cuối cùng là nước ép trái cây.

Tiến sĩ Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Sử dụng đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, nhất là các đồ nướng, rán. Tuy nhiên, đồ uống có đường sẽ dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, những biến chứng nặng nề là tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33% trong tổng số 73% nguyên nhân tử vong hàng năm.

Sử dụng đồ uống có đường là nguy cơ gây các bệnh như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp. (Ảnh: minh họa)

Hiện, tỷ lệ người trưởng thành ở nước ta bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 lên khoảng 6% hiện nay. Cá biệt, TP HCM tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì chiếm hơn 10%.

Trước thực trạng gia tăng bệnh tật do tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, Tiến sĩ Jun Nakagawa, Phó Trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khuyến cáo: Để giảm mức tiêu thụ quá nhiều đường và ngăn nạn dịch béo phì, tiểu đường, Việt Nam cần đánh thuế đồ uống có đường. Đây là biện pháp hiệu quả nhằm giảm tiêu thụ đường.

“Bằng chứng cho thấy đánh thuế vào đồ uống có đường làm tăng giá đồ uống lên 20% sẽ đem lại kết quả giảm lượng tiêu thụ khoảng 20%. Bên cạnh đó cần hạn chế quảng cáo đồ uống có đường cho trẻ em, giáo dục nâng cao nhận thức về ảnh hưởng có hại của việc tiêu thụ đồ uống có đường, giúp làm thay đổi thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường”- Tiến sĩ Jun Nakagawa nói.

Hiện, trên thế giới đã có hơn 40 quốc gia đã áp dụng biện pháp đánh thuế đồ uống có đường, trong đó ở khu vực Đông Nam Á có Lào và Campu chia đã thực hiện biện pháp này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn

Mỗi năm, Sở Công thương đầu tư trên 1 tỷ đồng triển khai các đề án khuyến công (KC) địa phương, gồm hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật… Trong đó, hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm, lễ hội là một trong những kênh quảng bá sản phẩm hiệu quả, mang lại cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT).

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn
Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản

Thời tiết bất thường, thị trường có nhiều biến động, kết nối sản xuất, tiêu thụ lỏng lẻo… khiến cho sản xuất nông nghiệp vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ càng thêm bấp bênh, khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nông dân.

Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản
Cho đi và không nhận lại

Đa số người Việt Nam đều mang nhóm máu Rh+. Chỉ có 0,04-0,07 dân số có nhóm máu Rh-, nên đây được gọi là nhóm máu hiếm (NMH). Người mang NMH sinh hoạt, học tập bình thường, song gặp rủi ro cao hơn khi cần truyền máu.

Cho đi và không nhận lại

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top