ClockThứ Bảy, 08/09/2018 05:45

Nguồn cảm hứng vô tận

TTH - Giải thưởng Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Trung ương phát động từ năm 2010. Sau khi được triển khai ở tỉnh, các văn nghệ sĩ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, bám sát cuộc sống để sáng tác những tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật.

“Nụ cười của Bác” đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tác về Bác HồPhong cách nhà báo Hồ Chí Minh

Bác Hồ hội kiến cùng nhà thơ Tố Hữu và các nhà văn miền Nam Phan Tứ, Trần Đình Vân. (Ảnh tư liệu)

Tinh hoa và cốt cách của Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ.

Trong những năm qua, đã có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc được giải thưởng cao trong nước, trong tỉnh viết về Bác Hồ kính yêu. Một số tác phẩm đã có sự đầu tư lớn về thời gian, công sức, kinh phí, có chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật trên các loại hình: văn học, nhiếp ảnh, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc, văn nghệ dân gian..., tạo ra sự đa dạng về hình thức và nội dung thể hiện. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những tác phẩm ấy đã trở thành một hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong dòng văn học nghệ thuật của tỉnh nhà.

Qua các tác phẩm sáng tác về đề tài này, chân dung, hình tượng Bác Hồ đã được thể hiện sinh động, sâu sắc, lay động. Đó là các tác phẩm như: “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ” và vở ca kịch “Dòng sông đỏ” của Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế; hợp xướng “Dưới cờ đoàn kết” của nhạc sĩ Lê Anh; tác phẩm “Người dân họ Hồ làm theo lời Bác” của Trầm Tích; tiểu thuyết “Nhật ký Đông Sơn” của nhà văn Nguyễn Quang Hà… Nhạc sĩ Trầm Tích được giải B toàn quốc với tác phẩm hợp xướng “Hồ Chí Minh, tên Người là cả niềm thơ” cho biết: Để có những sáng tác về Bác mang chất liệu văn hóa Huế là quá trình đi sâu thâm nhập thực tế, tìm tòi nguồn tư liệu, và cả tấm lòng của người nghệ sĩ hướng về Bác Hồ kính yêu.

Bên cạnh các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp, đã có nhiều người dân hưởng ứng tham gia viết về Bác Hồ kính yêu. Các tác phẩm của họ là tình cảm thiết tha hướng về Người. Chị Hoàng Thị Hường ở Phú Lộc có truyện ngắn “Tiếng chuông reo trong đêm” và ghi chép “Ngọn lửa ấm quê nhà”; Câu lạc bộ Thư pháp TP. Huế với những bài thơ sáng tác về Bác trên nền chữ thư pháp, vừa thể hiện được nội dung vừa đậm chất nghệ thuật của các tác giả Nguyệt Đình, Nguyễn Tuấn…

Trên lĩnh vực quảng bá, NSƯT Phan Dy ở Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế với các phẩm như “Tinh hoa Hồ Chí Minh”, “Mênh mông tình Bác”, “Mùa thu ơn Đảng ơn Người”, hoạt cảnh “Câu hò nối những dòng sông”… đã được công diễn trên nhiều liên hoan, hội diễn toàn quốc. Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật cũng được các văn nghệ sĩ trong tỉnh biểu diễn, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh về Bác, thông qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các hội thi, hội diễn, liên hoan…

Thành công của Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở Thừa Thiên Huế đã góp phần tích cực trong thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ý nghĩa, sức lan tỏa từ hoạt động sáng tác, quảng bá đã động viên mỗi người dân tham gia sáng tạo, sáng tác nhiều tác phẩm với nội dung thiết thực, cổ vũ, nhân rộng gương điển hình người tốt việc tốt trong cuộc sống. Đây là chủ đề lớn, đòi hỏi nguồn tư liệu công phu, sự tích lũy về kinh nghiệm và vốn sống cũng như tài năng của tác giả. Chính vì vậy, những tác phẩm ra đời được sự đón nhận của công chúng là nguồn động viên rất lớn cho văn nghệ sĩ tiếp tục tìm tòi, bám sát cuộc sống để có nhiều tác phẩm hơn, chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Trong thời gian tới, những tác phẩm có chất lượng cao sẽ được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến công chúng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa thông qua đội tuyên truyền lưu động, đưa thông tin về cơ sở… Và thông qua tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề mới trong xã hội nhằm tiếp tục khẳng định những phẩm chất, ý chí của con người Việt Nam nói chung và của Nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng trong sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.

 Châu Thu Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Return to top