ClockThứ Bảy, 30/07/2022 06:30
ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở QUẢNG ĐIỀN:

Nguồn lực hiệu quả để phát triển

TTH - Sau 2 năm thực hiện công tác quy hoạch, phân lô đấu giá quyền sử dụng đất và sử dụng nguồn vốn đấu giá trên địa bàn, huyện Quảng Điền đã thu về gần 322 tỷ đồng cho ngân sách. Đây là nguồn lực quan trọng để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nhất là xây dựng nông thôn mới (NTM).

Quảng Điền thông qua quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Dư địa về đất đai ở Quảng Điền đang còn nhiều là nguồn lực đáng kể để phát triển sau khi đấu giá quyền sử dụng đất. Ảnh: Quảng Thọ

Bài bản, công khai

Nhằm tạo nguồn lực cho phát triển KT-XH địa phương, UBND huyện Quảng Điền quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp để thực hiện công tác quy hoạch, phân lô đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ). Ban Chỉ đạo huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương, ban ngành liên quan. Đồng thời, ban hành kế hoạch đấu giá thu tiền SDĐ hàng năm; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã căn cứ nhu cầu thực tế xây dựng kế hoạch SDĐ, thực hiện việc chuyển đổi mục đích SDĐ và tổ chức phân lô đấu giá theo quy định của pháp luật.

Yếu tố tiên quyết mang đến thành công trên lĩnh vực này là công tác lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện phù hợp điều kiện cụ thể về KT-XH, khả năng nguồn lực, quy hoạch NTM, danh mục công trình hạ tầng ưu tiên đầu tư. Nhờ vậy, những năm qua, tiền SDĐ của các xã, thị trấn cơ bản đạt và vượt kế hoạch, tạo nguồn lực để đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn. Công tác tổ chức đấu giá đảm bảo công khai, minh bạch và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo mọi người dân đều biết được thông tin và có thể nộp hồ sơ đấu giá khi có nhu cầu.

Việc sử dụng nguồn vốn đấu giá quyền SDĐ của các xã, thị trấn cơ bản đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, chỉnh trang, phát triển đô thị, xây dựng NTM các khu trung tâm xã, thực hiện đối ứng để xây dựng cơ sở vật chất các trường học, hỗ trợ xi măng để làm đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng, UBND cấp xã đã ưu tiên sử dụng vào việc thanh toán các khoản nợ xây dựng cơ bản, thu hồi tạm ứng, hoàn ngân sách huyện; tập trung bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án (DA) dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch.

Trong 2 năm (2021-2022), huyện Quảng Điền tổ chức thành công 50 phiên đấu giá, đấu được 376 lô, thu ngân sách gần 322 tỷ đồng, tạo nguồn thu ngân sách để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn toàn huyện. Đáng chú ý, thị trấn Sịa làm tốt công tác quy hoạch và đưa vào đấu giá 51 lô, thu được gần 75 tỷ đồng.

Nguồn lực hiệu quả để phát triển

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch, phân lô đấu giá quyền SDĐ trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế. “Đó là một số địa phương chưa tích cực, chủ động triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB), quy hoạch, phân lô đấu giá quyền SDĐ. Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại khu dân cư tập trung chưa đầy đủ và đồng bộ theo quy hoạch. Trong quá trình thực hiện các DA phát triển quỹ đất, chưa quan tâm bố trí quỹ đất phục vụ tái định cư GPMB. Một số địa phương bố trí kinh phí để đầu tư phát triển quỹ đất vẫn còn ít, chưa tính toán đầu tư dài hạn” - Phó Chủ tịch HĐND huyện Phạm Lượng thông tin sau khi giám sát công tác này qua 2 năm triển khai.

Theo Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, ông Lê Ngọc Bảo, thời gian tới, UBND huyện tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai. Trong đó, bám sát định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH của huyện, phù hợp với quy hoạch chung các xã và quy hoạch vùng đã được phê duyệt; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao tỷ lệ thực hiện kế hoạch SDĐ hằng năm và giai đoạn sau khi được phê duyệt. Đồng thời, nâng cao chất lượng thẩm định năng lực thị trường, năng lực tài chính, vốn chủ sở hữu của các chủ đầu tư nhằm đảm bảo tính khả thi, tiến độ thực hiện DA.

Việc quy hoạch, phân lô các khu dân cư tập trung cần phải đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trước khi tổ chức đấu giá như: đường giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước, thoát nước, cây xanh và các thiết chế khác. Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, thanh tra và giám sát việc quản lý, SDĐ theo quy hoạch, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Quản lý tốt công tác quy hoạch xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được duyệt trước khi tiến hành công tác phân lô, đấu giá quyền SDĐ nhằm hạn chế tình trạng tranh chấp, kiện tụng không đáng có. Kết hợp chỉnh trang đô thị, xây dựng công trình hạ tầng và tạo nguồn quỹ đất mới. Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo quy định của pháp luật.

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top