Thế giới

Nguy cơ bùng phát đợt dịch Ebola mới ở Cộng hòa Dân chủ Congo

ClockThứ Hai, 08/02/2021 10:40
Cộng hòa Dân chủ Congo thông báo đã ghi nhận 1 ca mắc mới virus Ebola ở miền Đông nước này, có thể đánh dấu đợt bùng phát dịch Ebola thứ 12 kể từ khi virus được phát hiện gần sông Ebola năm 1976.

Điểm lại những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2019Congo: Dịch sởi gây thiệt mạng nhiều gấp đôi so với EbolaWHO: Ebola vẫn là “tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”WHO chỉ trích Tanzania không minh bạch thông tin về EbolaLo sốt vó vì phòng thí nghiệm chứa virus đậu mùa, Ebola bị cháy

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nhiễm virus Ebola lên xe cứu thương tại Butembo, CHDC Congo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 7/2, Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo thông báo đã ghi nhận 1 ca mắc mới virus Ebola ở miền Đông nước này, gần thành phố Butembo.

Đáng chú ý bệnh nhân đã thiệt mạng, chỉ 3 tháng sau khi quốc gia châu Phi tuyên bố kết thúc đợt dịch bùng phát thứ 11.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, phát biểu trên Đài truyền hình Nhà nước RTNC, Bộ trưởng Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo Eteni Longondo cho biết bệnh nhân "là một nông dân - vợ của một người từng phơi nhiễm với virus Ebola trong đợt dịch bùng phát trước đó."

Bệnh nhân đã được biểu hiện các triệu chứng bệnh hôm 1/2 và qua đời hôm 3/2.

Diễn biến mới nhất có thể đánh dấu đợt bùng phát dịch Ebola thứ 12 ở Cộng hòa Dân chủ Congo kể từ khi virus được phát hiện gần sông Ebola năm 1976.

Ngày 18/11/2020, Cộng hòa Dân chủ Congo đã thông báo kết thúc đợt bùng phát dịch bệnh thứ 11 tại miền Tây, với 130 ca mắc và 55 người thiệt mạng.

Đợt dịch này có chồng lấn với đợt dịch trước ở miền Đông, với hơn 2.200 người thiệt mạng. Đây là đợt bùng phát dịch Ebola tồi tệ thứ 2 trong lịch sử.

Tình trạng khẩn cấp tại Congo có thể làm phức tạp hơn nữa nỗ lực chống dịch COVID-19 ở nước này, vốn đang khiến gần 24.000 người mắc, trong đó 680 trường hợp tử vong.

Được xác định vào năm 1976 bởi bác sỹ Peter Piot và một nhóm nghiên cứu quốc tế, virus Ebola được truyền sang người từ động vật nhiễm bệnh.

Dịch lây nhiễm giữa người với người qua dịch cơ thể, với những triệu chứng chính như sốt, nôn mửa, chảy máu, tiêu chảy.

Kể từ đợt dịch bùng phát lớn 2013-2016 ở Tây Phi khiến 11.000 người tử vong, thậm chí lây nhiễm sang các nước phương Tây thông qua lực lượng nhân viên nhân đạo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan ngại với mỗi đợt bùng phát Ebola sẽ lây lan bệnh ra toàn thế giới. WHO đã xác định đợt dịch bùng phát ở miền Đông là khẩn cấp về y tế quốc tế.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

Tổ chức chống đói nghèo Oxfam mới đây cảnh báo rằng, hơn 24 triệu người ở miền Nam châu Phi phải đối mặt với nạn đói, suy dinh dưỡng và khan hiếm nước do hạn hán và lũ lụt, trong khi các chuyên gia cho rằng, tình hình có nguy cơ leo thang thành “tình trạng nhân đạo không thể tưởng tượng được”.

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi
Sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn ở Mỹ, Nam Âu và châu Phi trong thập kỷ này

Reuters ngày 6/10 dẫn lời nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sốt xuất huyết sẽ trở thành “mối đe dọa lớn” ở miền nam nước Mỹ, Nam Âu và một số khu vực ở châu Phi trong thập kỷ này, do nhiệt độ ấm hơn tạo điều kiện cho sự lây lan của muỗi mang mầm bệnh.

Sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn ở Mỹ, Nam Âu và châu Phi trong thập kỷ này
WHO phê duyệt vaccine ngừa sốt rét thứ hai cho trẻ em

Ngày 2/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị sử dụng một loại vaccine ngừa sốt rét mới cho trẻ em, một động thái có thể mang lại cho các quốc gia một lựa chọn rẻ hơn và sẵn có hơn so với loại vaccine đầu tiên ngừa sốt rét được phê duyệt gần 2 năm trước.

WHO phê duyệt vaccine ngừa sốt rét thứ hai cho trẻ em
ASEAN và châu Phi: Xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn thông qua thương mại và đầu tư

Các chuyên gia nhận định, quy mô của những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt có nghĩa là năm 2023 đang là một năm không còn sự chắc chắn. Tuy nhiên, vẫn có những triển vọng tích cực cho thương mại toàn cầu, một thành phần quan trọng của tăng trưởng kinh tế và động lực phát triển.

ASEAN và châu Phi Xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn thông qua thương mại và đầu tư
Return to top