Kinh tế Khoa học - công nghệ
Nguy cơ cháy nổ từ pin trong laptop
Có hai loại pin được sử dụng chủ yếu trên laptop là Li-ion và Li-Po, nhưng đều có nguy cơ gây ra các sự cố cháy nổ.
Lithium-ion (Li-ion) là pin phổ biến nhất hiện nay trên sản phẩm di động, trong đó có laptop, nhờ ưu điểm ít chiếm diện tích, có thể nạp điện nhiều lần, độ bền cao, tốc độ sạc nhanh hơn nhiều so với các loại pin đời cũ hơn như NiCad, NiMH...
Một chiếc MacBook Pro 15 inch bị cháy do pin
Về cấu tạo, Li-ion là loại pin chứa các phân tử lithium di chuyển giữa điện cực âm và dương. Để đảm bảo các phân tử lithium-ion có thể di chuyển dễ dàng giữa hai điện cực, các hợp chất (đặc tính dễ cháy và dễ bay hơi) được nén bên trong viên pin. Khi sạc, pin sản sinh nhiệt và nếu lượng nhiệt này không được kiểm soát một cách hợp lý, nó có thể khiến hợp chất bên trong bắt lửa, thậm chí phát nổ. Những hợp chất này cũng trở nên bất ổn nếu có gì đó tác động vào viên pin.
Đối với thiết bị cỡ nhỏ như smartphone, tablet hay smartwatch, tình trạng cháy nổ dễ xảy ra hơn, do toàn bộ viên pin bị "nhồi nhét" vào một không gian chật hẹp. Sự cố thường xuất hiện khi sạc pin hoặc hoạt động nhiều, bởi lúc này viên pin sinh nhiệt và nở ra, gặp phải khung máy và bị "ép" trở lại gây nổ.
Với laptop và các sản phẩm kích cỡ lớn như xe điện, pin sẽ có dung lương cao hơn do cần nhiều năng lượng khi hoạt động. Các loại pin laptop thường là một khối (cell), hoặc nhiều khối ghép lại với nhau. Tuy nhiên, hầu hết thiết bị dạng này đều dùng pin rời thay vì tích hợp hẳn bên trong máy.
Đối với những laptop đời mới, như MacBook Pro 15 inch, các nhà sản xuất đã đưa vào công nghệ cải tiến mang tên lithium-polymer (Li-Po). Thiết bị dùng pin dạng này thường gắn sẵn bên trong máy, không thể tháo rời.
Về cơ bản, Li-ion và Li-Po được tạo từ các thành phần hóa học chính tương tự nhau. Tuy nhiên, thay vì chất lỏng như Li-ion, pin Li-Po dùng một trong ba hình thức: chất rắn khô (đời cũ), hợp chất hóa học xốp hoặc chất điện phân giống như gel. Trong số này, phổ biến nhất là Li-Po dùng gel, thường sử dụng cho pin laptop, xe điện...
Hai loại pin này cũng có ưu, nhược điểm riêng. Li-ion mật độ năng lượng cao, không bị tình trạng khó nạp năng lượng theo thời gian và chi phí thấp, nhưng lại rất dễ cháy, nhanh lão hóa và có khả năng gây nguy hiểm nếu dùng không đúng cách, nhất là những viên pin kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Trong khi đó, pin Li-Po lại khá mạnh mẽ và linh hoạt, trọng lượng nhẹ và có ít cơ hội bị ăn mòn chất điện phân. Tuy nhiên, chi phí cho nó cũng đắt hơn đáng kể so với Li-ion, lại có mật độ lưu trữ năng lượng và tuổi thọ thấp hơn.
Thế nhưng, yếu tố an toàn cho pin không chỉ là thành phần cấu tạo, bởi nó buộc phải được quản lý bởi một vi mạch điều khiển với nhiệm vụ điều tiết nạp, xả và điều chỉnh điện áp cho các linh kiện bên trong một cách hợp lý. Điều này nhằm tránh tình trạng đưa nguồn quá cao hoặc quá thấp, làm cho máy hoạt động không ổn định, thậm chí khiến pin nóng, phồng lên gây cháy nổ.
Cả pin Li-ion hay Li-Po đều không an toàn. Trong quá khứ, không ít trường hợp cháy nổ do loại pin này gây ra, chẳng hạn sự cố Samsung Galaxy Note7 cách đây ba năm, hay MacBook Pro 15 inch vừa bị cấm bay. Năm 2013, dòng 787 Dreamliner của Boeing phải ngừng hoạt động sau khi một máy bay bốc cháy ở Boston (Mỹ). Nguyên nhân là do một trong tám viên Li-ion bị đoản mạch, dẫn tới sự cố tăng nhiệt không thể kiểm soát và truyền nhiệt sang viên pin nằm cạnh đó.
Dù tồn tại nhiều nguy cơ, các nhà sản xuất thiết bị điện tử vẫn phải sử dụng pin Li-ion, Li-Po do chưa có phương án thay thế. Trong khi chờ đợi công nghệ mới hơn, các sản phẩm di động hiện tại vẫn phải tận dụng những gì đang có. Tất nhiên, không thể phủ nhận loại pin này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và số vụ cháy nổ thực tế chiếm tỷ lệ thấp nếu so sánh với lượng thiết bị di động xuất xưởng mỗi năm.
Theo vnexpress.net
- Bệnh chậm của đầu tư công (13/08)
- Các ngân hàng thực hiện chính sách rút tiền linh hoạt có lợi cho khách hàng (13/08)
- Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp (13/08)
- Tăng tiện ích, giảm chi phí hỗ trợ người dân (13/08)
- Cảng cá Thuận An sau gần 3 năm thi công (12/08)
- Gỡ khó cho các dự án giao thông trong "bão giá" vật liệu (12/08)
- Rộng cửa đón các nhà đầu tư Nhật Bản (12/08)
- Kiểm tra thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân và Bộ đội Biên phòng (12/08)
-
Rộng cửa đón các nhà đầu tư Nhật Bản
- Giữ gìn cảnh quan sông đầm
- Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 1: Niềm mong chưa cũ
- Đợi hàng hóa “quay đầu” theo giá xăng, dầu
- Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
- Hành khách bất ngờ nhận quà Trung thu sớm từ Vietnam Airlines
- Đua tăng lãi suất huy động
- Hội nghị triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
- Thi công kém chất lượng, nhiều đơn vị bị xử phạt
- Không chỉ có sao la
-
Kịp thời & quyết liệt với dự án đầu tư công
- Thành lập Hội Doanh nhân nữ Thừa Thiên Huế
- Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 1: Niềm mong chưa cũ
- Đê Tây Ô Lâu xuống cấp do xe quá tải
- Nỗ lực hoàn thành vào cuối tháng 8/2022
- Công trình “gặp khó” khi đấu nối với Quốc lộ 49A
- Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và ứng phó sự cố nhiễm độc dầu
- Hành khách bất ngờ nhận quà Trung thu sớm từ Vietnam Airlines
- Xây dựng tổng thể hệ thống giao thông công cộng
- Giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10%
- XSMB thứ 2
- Bán Ổ cắm lioa 6 lỗ mới
- Đệm Dunlopillo giá rẻ
- Web lắp đặt camera quan sát bình chánh Tphcm
- Windows Server 2019 Standard
- máy tính dell đồng bộ
- ASUS Vs MSI:
- Bán Laptop dell e7240 giá Rẻ, Chất Lượng
- Máy tính xách tay cao cấp ThinkPad T
- Nên dùng patek philippe super fake không ?
- Main laptop chính hãng
- Công ty Sửa chữa Laptop Minh Khoa
- Mua MacBook Pro 16 giá rẻ tại đây