Thế giới

Nguy cơ làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 tại Nam Phi do biến thể Deltacron

ClockThứ Hai, 04/04/2022 08:48
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Tiến sĩ Ridhwaan Suliman thuộc Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ (CSIR) của Nam Phi nhận định một biến thể mới với tên gọi Deltacron (sự kết hợp giữa biến thể Delta và Omicron) đã xuất hiện tại Nam Phi và có thể sẽ gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm tới ở nước này.

Cuba trình WHO phê duyệt vaccine Abdala ngừa COVID-19Nhật Bản hạ mức độ cảnh báo đi lại tới 106 quốc gia và vùng lãnh thổSingapore mở cửa trở lại hoàn toàn biên giới sau hai nămMiễn dịch lai mang lại khả năng bảo vệ mạnh mẽ nhất chống COVID-19Biến thể phụ BA.2 đang chiếm ưu thế từ Ấn Độ cho đến Mỹ

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Klerksdorp (Nam Phi). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trả lời phỏng vấn của báo "Pretoria News," Tiến sỹ Ridhwaan Suliman cho biết “không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể Deltacron nghiêm trọng hơn hoặc gây tử vong nhiều hơn so với biến thể Omicron.”

Theo ông, biến thể này đã chiếm ưu thế trong nước và trở nên phổ biến chỉ sau biến thể Omicron - nguyên nhân gây ra làn sóng dịch thứ 4. Bên cạnh việc khuyến khích những người mắc bệnh nền tiêm nhắc lại, ông Suliman cũng cho rằng Nam Phi hiện đã có mức độ miễn dịch dân số cao, khi các nghiên cứu gần đây cho thấy 68% - 80% người dân có khả năng miễn dịch.

Cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Nam Phi kêu gọi người dân tiếp tục duy trì tinh thần cảnh giác vì dịch COVID-19 vẫn chưa bị "đánh bại", đồng thời khuyến khích tất cả những người trên 12 tuổi tiêm chủng.

Chính phủ Nam Phi đã gia hạn tình trạng thảm họa quốc gia đến ngày 15/4 trên cơ sở cân nhắc nhu cầu tiếp tục bổ sung luật hiện hành và các thỏa thuận dự phòng do chính quyền các tỉnh bang thực hiện để giải quyết tác động của thảm họa.

Các quy định y tế được đề xuất - hiện đang mở để lấy ý kiến người dân - sẽ cho phép quốc gia thiết lập các hệ thống ứng phó khẩn cấp, nhanh chóng và hiệu quả để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 và cuối cùng là thay đổi tình trạng áp dụng các quy định về thảm họa.

Bất chấp làn sóng thứ 5 đang được dự báo sẽ xuất hiện, Tổng thống Cyril Ramaphosa đã nới lỏng các hạn chế đối với dịch COVID-19, dựa trên cơ sở bằng chứng của các nhà khoa học rằng khoảng 60% đến 80% người dân nước này miễn dịch với virus SARS-CoV-2.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top