ClockThứ Hai, 09/11/2015 11:10

Nguy cơ thiếu điện, Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016

TTH.VN - Ngành điện Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn tới đó là: Thiếu nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện dẫn đến Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 và quy mô tiếp tục tăng lên khoảng 50 triệu tấn năm 2020. 


Để đảm bảo nhu cầu phát điện, Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 với quy mô tăng nhanh trong các năm tiếp theo

Phát biểu tại Hội nghị năng lượng diễn ra tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khẳng định, Việt Nam luôn quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống điện quốc gia Việt Nam hiện đã có những bước phát triển vượt bậc, đã đảm bảo cung cấp đủ điện với chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Tuy nhiên, ngành điện Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn tới đó là: Thiếu nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện dẫn đến Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 và quy mô tiếp tục tăng lên khoảng 50 triệu tấn năm 2020, trên 80 triệu tấn từ sau năm 2030; nhu cầu vốn đầu tư ngày càng lớn; yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng cao...

Còn theo ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank), phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao trong tổng cơ cấu phát điện, với thủy điện chiếm 42% tổng phát điện, cao hơn nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kể cả khi khai thác tốt tiềm năng năng lượng tái tạo, Việt Nam vẫn có thể không đáp ứng đủ nhu cầu trong tương lai.

"Tăng cường hiệu quả trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Một lĩnh vực có lợi ích tiềm năng to lớn là thị trường mua bán điện khu vực", World Bank nhìn nhận.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, việc tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả, mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường trao đổi điện trong khu vực Châu Á có thể giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện từ 7 - 10% mỗi năm cho tới năm 2030.

Theo đó, khi nhu cầu năng lượng gia tăng, Việt Nam cần đẩy mạnh sử dụng năng lượng hiệu quả và khai thác nhiều nguồn năng lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đó bao gồm than, khí thiên nhiên, gió, mặt trời và thủy điện để đảm bảo nguồn cung cấp điện bền vững, tin cậy và giá cả hợp lý. Việt Nam cũng cần cân nhắc tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường trao đổi điện trong khu vực.

Để đảm bảo bền vững về tài chính cho ngành điện, bà Anita Marangoly George, Giám đốc cao cấp, Khối Chuyên ngành Toàn cầu về Năng lượng & Khai khoáng cho rằng, Việt Nam cũng cần thúc đẩy thị trường cạnh tranh hiệu quả và thu hút nguồn đầu tư từ cả khu vực nhà nước và tư nhân.

Phương Dung (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

TIN MỚI

Return to top