ClockThứ Tư, 19/11/2014 05:55

Nguy cơ thiếu nước sản xuất vụ đông

TTH - Việc khai thác quá tải nguồn nước ngầm, cộng với mực nước ở các hồ chứa thấp khiến vụ đông sắp đến có nguy cơ thiếu nước.

Nguồn nước ngầm suy cạn

Nuôi trồng thủy sản từ lâu trở thành một hướng phát triển kinh tế chủ lực ở các vùng ven biển và đầm phá. Diện tích nuôi trồng ngày càng mở rộng, tất yếu phải cần một lượng nguồn nước ngọt bổ sung điều hòa độ mặn, đòi hỏi người dân khai thác một lượng nước ngầm rất lớn. Điều đáng quan tâm ở đây là trong khi ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài, các hồ chứa ngày càng thiếu nước trầm trọng thì việc khai thác ồ ạt, lãng phí khiến nguồn nước ngầm càng suy giảm, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Hồ Truồi ở mực nước chết

Tại xã Quảng Công (Quảng Điền) mấy năm gần đây có trên 30 ha lúa/vụ bị bỏ hoang do thiếu nước sản xuất. Các hồ chứa nhỏ trên địa bàn đều khai thác cạn kiệt, không đáp ứng nhu cầu tưới lúa. Một số diện tích đã chuyển sang trồng các loại cây, hoa màu chịu hạn nhưng do thiếu nước nên năng suất, hiệu quả kinh tế không cao. Nguyên nhân thiếu nước sản xuất lúa được ông Nguyễn Đính, Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho biết, là do mấy năm gần đây hạn hán kéo dài và nguồn nước ngầm bị khai thác ồ ạt để phục vụ nuôi trồng thủy sản. Nước tại các hồ chứa nhỏ trên địa bàn xã ngày càng khô cạn, cộng với nguồn nước ngầm suy giảm.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh nhận định, mùa bão năm nay có khả năng kết thúc trong tháng 11. Số đợt không khí lạnh vụ đông xuân 2014-2015 xấp xỉ trung bình nhiều năm, nhưng tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm. Từ nay đến nửa đầu tháng 12 có khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa lớn nên cần chủ động tích nước tại các hồ chứa. Hiện tượng El Nino có khả năng hoạt động yếu, xu hướng mưa, lũ năm 2014 và toàn vụ đông xuân không lớn, cần đề phòng hạn.

Các xã ven biển, đầm phá, như Hải Dương (Hương Trà), Phú Diên (Phú Vang)... cũng tương tự. Ông Hoàng Trọng Đoài, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên cũng cho rằng, nguồn nước ngầm cạn kiệt một phần do mấy năm gần đây thường xảy ra hạn hán kéo dài, lại bị khai thác ồ ạt, lãng phí, không đúng quy định. Tình trạng khai thác rừng, đào ao nuôi tôm cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm khô cạn... Chỉ còn hơn tháng nữa nông dân bước vào gieo cấy vụ đông xuân, nhưng tại các hồ chứa hiện đang thiếu nước khó đáp ứng nhu cầu sản xuất. Phương án trước mắt của địa phương là nạo vét kênh mương, sông hói, ao hồ, song nguồn nước ngầm khan hiếm nên không đảm bảo cứu hạn nếu nắng nóng kéo dài.

Hồ chứa ở mực nước chết

Ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHH NN 1 thành viên Quản lý-Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cho biết, các hồ chứa nhỏ bị cạn kiệt đã đành, tại các hồ chứa lớn, như hồ Truồi, Thọ Sơn, Hòa Mỹ, hay các hồ thủy điện Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch... đang ở mực nước chết. Nếu như nhiều năm, thời điểm này trên địa bàn tỉnh đã xảy ra bão, lũ triền miên, thì năm nay lũ vẫn chưa đến, thậm chí nắng nóng vẫn còn diễn biến phức tạp là nguyên nhân khiến các hồ chứa lớn cạn nước. Mực nước trên sông Hương, sông Bồ, Ô Lâu, Đại Giang... cũng đang ở mức thấp. Đây là điều lo ngại không chỉ trong vụ hè thu, mà ngay cả vụ đông xuân.

Trước nguy cơ thiếu nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương triển khai ngay các biện pháp nạo vét kênh mương, thủy lợi, các hồ chứa nhỏ nhằm tạo nguồn nước phục vụ sản xuất. Các hợp tác xã vận động xã viên, nông dân tổ chức gia cố đê bao, bờ thửa để kịp thời tích trữ nước khi có mưa. Các công ty thủy nông, đơn vị quản lý các hồ chứa thủy lợi, thủy điện cần kiểm tra, sửa chữa đê bao, hồ đập, hệ thống kênh mương, thủy lợi; theo dõi tình hình mưa lũ, có kế hoạch tích trữ nước đạt cao trình thiết kế, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh quy chế vận hành liên hồ đảm bảo quy trình phê duyệt.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn hán diễn biến phức tạp, kéo dài thì việc quản lý, sử dụng nguồn nước ngầm một cách hợp lý là điều cần thiết. Các địa phương cần tuyên truyền, vận động người dân khai thác nguồn nước ngầm đúng mức, tránh lãng phí. Trước mắt, cũng như lâu dài, trong khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, phải gắn với trồng rừng để nâng độ che phủ, bảo vệ tầng nước ngầm. Hiện nay ngoài một số địa phương, như Phong Hải, Điền Hải (Phong Điền) thực hiện khá tốt việc trồng rừng trên cát ven biển; còn tại nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm trồng rừng để chống cát bay, xói lở đất, bảo vệ nguồn nước ngầm là điều đáng lo ngại.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Return to top