ClockThứ Ba, 30/08/2016 14:12

Nguy cơ tôm Việt Nam hết đường xuất khẩu

Nuôi tôm sử dụng các loại kháng sinh và hóa chất là nguy cơ khiến xuất khẩu tôm chế biến ngày càng khó khăn bởi không đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường lớn.

Ngày 28/8/2016 tại Trung tâm tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng Đồng bằng sông cửu long, thuộc tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra buổi thu Tôm thực tế của mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học và hội thảo: "Mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học không sử dụng hóa chất kháng sinh, đạt hiệu quả cao", do Công ty TNHH Ezyma cùng Trung tâm khuyến nông Quốc gia ( Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông)  tổ chức.

Mô hình nuôi tôm sạch

Tham dự hội thảo có ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi Thủy sản (Tổng cục Thủy sản- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Thủy sản Minh Phú, đại diện khuyến nông, chi cục thủy sản, cùng đông đảo các đơn vị, hộ nông dân nuôi tôm lớn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Phú cho biết, từ năm 2016 về trước, tiêu chuẩn chất kháng sinh của các thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam như châu Âu, Hoa Kỳ không cao. Chỉ có tiêu chuẩn của Nhật Bản là cao nhất. Nhưng sắp tới đây, châu Âu và Hoa kỳ sẽ đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn cả Nhật Bản, quy định không được có kháng sinh, hóa chất trong tôm nhập khẩu.

Nếu không tìm ra phương pháp nuôi, tôm sẽ khó xuất khẩu

Trong khi đó, hiện nay nhiều cơ sở nuôi tôm vẫn đang sử dụng các loại kháng sinh và hóa chất xử lý môi trường mạnh để phòng và trị bệnh cho tôm, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn thực phẩm. Nếu không tìm ra phương pháp nuôi hiệu quả, sẽ không thể xuất khẩu được.

Theo ông Quang, phương pháp tốt nhất là chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho hóa chất và kháng sinh trong nuôi tôm. Thực tế cho thấy nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đạt hiệu quả tốt, không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn tạo ra tôm sạch, không kháng sinh, đồng thời hạ giá thành sản phẩm.

Cũng theo ông Quang, sản lượng tôm toàn cầu mỗi năm tăng khoảng 10%, trong khi nhu cầu chỉ tăng 5%. Cung đang vượt cầu và với mức vượt 5% thì giá tôm giảm 25%. Vì vậy, việc xuất khẩu ngày càng khó khăn. Bắt buộc phải tạo ra sản phẩm tôm sạch với giá rẻ mới tồn tại được.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, xu hướng nuôi tôm bằng các chế phẩm sinh học đang ngày càng lan rộng và đó là xu thế tất yếu. Từ 5 năm trước tại Móng Cái (Quảng Ninh) nhiều hộ nông dân đã bỏ kháng sinh và hóa chất, chuyển sang nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học. Hiệu quả rất cao, tôm ít bị bệnh dịch, người nuôi gặp ít rủi ro, thị trường có nhu cầu cao và lợi nhuận thu về lớn.

Để giúp nông dân tạo ra sản phẩm sạch và không gây tác động xấu tới môi trường, cũng như đẩy mạnh xuất khẩu tôm, thì việc chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học là rất cần thiết. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã kết hợp với Công ty TNHH Enzyma tổ chức xây dựng mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, không sử dụng hóa chất, kháng sinh cho khu vực Nam bộ.

Đại diện Công ty Enzyma cho biết đang là nhà phân phối độc quyền các chế phẩm sinh học của tập đoàn Biowish Technologies (Hoa Kỳ). Đây là tập đoàn lớn chuyên sản xuất và phân phối các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, giúp sản phẩm đạt chất lượng và không có hóa chất, kháng sinh, đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe của Chính phủ Hoa Kỳ. Biowish Technologies (Hoa Kỳ) đã đưa chế phẩm sinh học vào nuôi tôm tại Việt Nam từ 5 năm trước tại miền Bắc và miền Trung đem lại hiệu quả cao.

Với nuôi tôm, Biowish Technologies có 2 sản phẩm quan trọng là Biowish AquaFarm dùng để xử lý môi trường nước trong nuôi tôm, thay cho hóa chất và Biowish 3PS trộn vào thức ăn, giúp tôm khỏe mạnh, thay cho kháng sinh.

Đại diện Công ty Enzyma cho biết, chỉ cần phối trộn BiowishMulti Bio 3PS vào thức ăn theo tỷ lệ: 200 gram BiowishMulti Bio 3PS cho 1 tấn thức ăn sẽ giúp tôm khỏe mạnh, mau lớn và có khả năng phòng bệnh, không có dư lượng kháng sinh. Còn dùng Biowish AquaFarm để xử lý môi trường ao nuôi định kỳ hàng tuần theo tỷ lệ 200 gram Biowish AquaFarm cho 10.000 m3 nước, giúp nước trong đầm tôm luôn đảm bảo tiêu chuẩn và loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hóa chất mà các hộ nông dân vẫn đang làm hiện nay. Điều này sẽ cho ra những sản phẩm tôm sạch, chất lượng cao đang có nhu cầu cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo Vietnamnet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

TIN MỚI

Return to top