ClockThứ Sáu, 12/01/2018 05:51

Nguy cơ trái đất nóng lên và nước biển dâng

TTH - Nước biển dâng do tình trạng ấm lên của trái đất sẽ làm tăng đáng kể tần suất lũ lụt ở các vùng duyên hải, đặc biệt là tại các khu vực nhiệt đới, vào giữa thế kỷ này.

Bão lũ, triều cường gây sạt lở nhiều đoạn bờ biển ở Hải Dương (Hương Trà)

Theo các nhà nghiên cứu, nếu nước biển tăng thêm 25cm vào năm 2050, tần suất lũ lụt ở các khu vực nhiệt đới sẽ xảy ra hàng năm hoặc thậm chí dày hơn. Nếu nước biển toàn cầu chỉ dâng ở mức vừa phải là từ 10-20cm, nguy cơ lũ lụt tại các khu vực có khí hậu ấm áp sẽ tăng gấp đôi. Thậm chí, nếu mực nước biển chỉ tăng từ 5-10cm, tần suất xảy ra lũ lụt ở các nước nhiệt đới cũng sẽ tăng cao, đặc biệt là các vùng đồng bằng đông dân ở châu Á và châu Phi. Ở nước ta, các hiện tượng cực đoan của thời tiết đang ngày càng diễn biến phức tạp. Rõ nét nhất là trong năm 2017 có đến 16 cơn bão- một số lượng lịch sử, trong đó có nhiều cơn bão cường độ mạnh.

Theo số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Kết quả tính toán cho thấy vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển dâng thêm từ 65-100cm so với thời kỳ 1980-1999.

Trong 100 năm gần đây, trung bình mỗi năm có 6,1 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam và 0,87 cơn ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế. Nhưng vài năm gần đây, mỗi năm có đến 60% cơn bão, trận lũ ảnh hưởng trực tiếp khu vực Trung bộ (trong đó có Thừa Thiên Huế), thậm chí có tháng đến 2-3 cơn bão lũ ảnh hưởng trực tiếp khu vực này.

Nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình năm ở Thừa Thiên Huế trong những thập kỷ trước không có dấu hiệu tăng lên, tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây thường xảy ra nhiều đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao, rơi vào một số tháng mùa hè khiến mực nước biển tiếp tục dâng cao thêm khoảng 30- 90cm đến cuối thế kỷ này so với hiện nay.

Theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu, sẽ rất nguy hiểm khi trái đất ngày càng ấm lên và kéo theo hiện tượng băng tan, nước biển dâng. Nếu nhiệt độ tăng 20C, mực nước biển dâng 1m, Việt Nam có thể bị mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu người), sản lượng lương thực của cả nước sẽ giảm 12%.

Ở Thừa Thiên Huế, trong tổng chiều dài bờ biển 128km, do ảnh hưởng của triều cường, lũ lụt, tình trạng sạt lở, xâm thực bờ biển các điểm mới và cũ trên địa bàn toàn tỉnh đã tăng chiều dài hơn 10km qua các địa phương. Ước tính trong 40 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 100 ha đất bị biến mất do biển xâm thực.

Một nhóm nghiên cứu thế giới đã đánh giá mức độ tan chảy bề mặt băng trong tương lai theo các kịch bản khí hậu khác nhau. Phát thải khí nhà kính của con người là nguyên nhân chính tác động tới tương lai của sự tan chảy bề mặt băng ở Nam Cực. Con người càng phát thải ra nhiều khí nhà kính, càng có nhiều khả năng thềm băng Nam Cực trong tương lai sụp đổ nhanh chóng và càng làm mực nước biển dâng lên nhanh.

Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, được đại diện 175 quốc gia ký kết tháng 4/2016 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York và chính thức có hiệu lực 7 tháng sau đó. Theo văn kiện này, các nước tham gia thỏa thuận sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 20C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.

Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD/năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

Sự gia tăng đột biến về nhiệt độ xảy ra khi các nhà dự báo cảnh báo rằng, Trái đất có thể đang bước vào thời kỳ ấm áp đặc biệt kéo dài nhiều năm, do hai yếu tố chính là: phát thải khí giữ nhiệt tiếp diễn, chủ yếu do việc đốt dầu, khí và than đá; và sự xuất hiện trở lại của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.

Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng
Return to top