Thế giới

Nguy cơ xảy ra sóng nhiệt “nguy hiểm” tại các vùng nhiệt đới vào năm 2100

ClockThứ Sáu, 26/08/2022 15:15
TTH.VN - Hãng Thông tấn AFP ngày 26/8 trích dẫn một nghiên cứu mới cảnh báo, hàng triệu người ở các vùng nhiệt đới có thể sẽ phải tiếp xúc với cái nóng nguy hiểm trong suốt nửa năm vào năm 2100, ngay cả khi nhân loại đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 nămHàn Quốc trải qua 10 ngày đầu tháng 7 nóng nhất từng ghi nhậnMỹ đối mặt với nhiệt độ cao kỷ lục trên khắp đất nướcSóng nhiệt bủa vây Âu - Á

Người dân đi bộ dưới thời tiết nắng nóng tại thủ đô Rome, Italy. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong một kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất, thế giới sẽ bỏ lỡ những mục tiêu khí hậu, điều này có khả năng sẽ khiến người dân trên khắp các vùng nhiệt đới phải hứng chịu nhiệt độ có hại hầu hết các ngày trong mỗi năm vào cuối thế kỷ này, nghiên cứu cho biết thêm.

Nếu lượng khí thải không được kiểm soát, một số lượng lớn người dân ở những vùng này có thể sẽ phải đối mặt với những khoảng thời gian nắng nóng khắc nghiệt có thể xảy ra.

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Lucas Vargas Zeppetello đến từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết: “Có khả năng nếu chúng ta không hành động cùng nhau, hàng tỷ người sẽ thực sự bị tiếp xúc quá mức với mức nhiệt độ cực kỳ nguy hiểm này”.

Những đợt sóng nhiệt gay gắt, ngày càng trở nên nóng hơn và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu, vốn đang được cảm nhận trên khắp thế giới, đe dọa đến sức khỏe con người, động vật hoang dã và năng suất cây trồng.

Cũng theo nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Communications Earth and Environment, các nhà nghiên cứu đã ước tính khả năng tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm nguy hiểm. Họ đã sử dụng các dự báo thống kê để dự đoán mức độ phát thải CO2 từ các hoạt động của con người và mức độ nóng lên toàn cầu.

Qua đó, các nhà nghiên cứu phát hiện, nhiều người ở các vùng nhiệt đới có thể phải đối mặt với mức nhiệt nguy hiểm trong vòng 6 tháng vào cuối thế kỷ này, ngay cả khi thế giới giới hạn mức tăng nhiệt độ theo mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là thấp hơn 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Bên ngoài vùng nhiệt đới, các nhà nghiên cứu cho biết, những đợt sóng nhiệt nguy hiểm có thể sẽ xảy ra hàng năm. Trong đó, họ đã sử dụng chỉ số nhiệt đặt mức "nguy hiểm" là 39,4 độ C, trong khi nhiệt độ trên 51 độ C được coi là "cực kỳ nguy hiểm", và hoàn toàn không an toàn đối với con người.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top