ClockChủ Nhật, 14/02/2016 09:33

Nguyễn Ái Quốc - nhà sáng lập Đảng Cộng sản Malaysia

“Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế cộng sản phân công phát triển phong trào cách mạng và cộng sản ở Malaysia và Bác của chúng ta là một trong những nhà sáng lập chủ chốt của Đảng Cộng sản Malaysia”.

Ðó là nghiên cứu vừa được ông Nguyễn Mạnh Hà- Viện trưởng Viện Lịch sử Ðảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) công bố. Ông Hà cho biết, trong một chuyến công tác ở Singapore, ông đã được mời vào Cục Lưu trữ an ninh quốc gia Singapore, tham quan khu trưng bày sự hình thành và phát triển của phong trào cộng sản.

Tại khu Ðảng Cộng sản Ðông Dương có treo bức chân dung Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Bên dưới bức chân dung ghi rõ: “Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh: (1) Lãnh tụ Ðảng Cộng sản Việt Nam; (2) Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế cộng sản phân công phát triển phong trào cách mạng và cộng sản ở Malaysia; (3) Một trong những nhà sáng lập chủ chốt của Ðảng Cộng sản Malaysia”.


Hội nghị  thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (Hongkong). 

Ông Nguyễn Mạnh Hà khẳng định rằng đây là phát hiện mới mà giới sử học nước nhà còn chưa biết tới. Tuy nhiên nếu xét về vai trò mà Hồ Chí Minh được Quốc tế Cộng sản phân công phụ trách khu vực Ðông Nam Á và việc Bác của chúng ta, cuối những năm 20 đầu những năm 30 hoạt động nhiều ở khu vực này, chủ yếu là ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia thì việc Người tham gia sáng lập Ðảng Cộng sản Malaysia là hoàn hoàn có sơ sở.

Ngày 27.10.1929, Quốc tế Cộng sản gửi cho những người cộng sản Ðông Dương tài liệu về việc thành lập tổ chức Ðảng Cộng sản ở Ðông Dương, nêu rõ “nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản ở Ðông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản. Nghĩa là một đảng cộng sản có tính chất quần chúng ở Ðông Dương. Ðảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Ðông Dương.”

Tuy nhiên, vào thời gian cuối năm 1929, chưa có một người cộng sản nào ở Ðông Dương tiếp cận được tài liệu này. Tháng 11.1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan). Khi biết tin sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản ở trong nước, Người lập tức rời Xiêm đi Trung Quốc và tới đó vào ngày 23.12.1929. Lấy tư cách là phái viên Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Ðông Dương, Người triệu tập đại biểu của 2 nhóm: Ðông Dương Cộng sản Ðảng và An Nam Cộng sản Ðảng họp Hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hongkong, Trung Quốc).

Hội nghị bắt đầu họp ngày 6.1.1930. Sau khi nghe Nguyễn Ái Quốc nói về những sai lầm của sự chia rẽ và nhiệm vụ phải thành lập Ðảng Cộng sản, các đại biểu đều đồng ý thống nhất hợp nhất, hai tổ chức thành một đảng, lấy tên là Ðảng Cộng sản VN. Cuối tháng 3.1930, sau khi thành lập xong Ðảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc rời Hongkong đến Thái Lan. Sau khi đến Bangkok, Nguyễn Ái Quốc đi các địa phương miền núi gặp gỡ Việt kiều thông báo về tình hình của Ðảng Cộng sản VN. Ðồng thời Nguyễn Ái Quốc, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, kêu gọi các đảng viên cộng sản tham gia phong trào cách mạng tại các nước sở tại để đóng góp cho phong trào cách mạng quốc tế.

Theo cuốn Hồi ký “Hồ Chí Minh- Chân dung một cuộc đời” của William J. Duiker thì “Giữa tháng 4.1930 Nguyễn Ái Quốc trở lại Băngkok chủ trì cuộc họp thành lập Ðảng cộng sản Xiêm, bầu Ban chấp hành lâm thời. Trong Ban chấp hành này có một cán bộ chủ chốt là người Việt Nam. Sau hội nghị ở Bangkok Nguyễn Ái Quốc đến Malaysia và Singapore dự Hội nghị Ðảng Cộng sản Nam Dương để chuyển thành Ðảng Cộng sản Malaysia. Sau đó cả hai Ðảng Cộng sản Malaysia và Xiêm đều thuộc quyền chỉ đạo của Văn phòng Viễn Ðông ở Thượng Hải, nhưng thông qua Phòng Phương Nam đóng ở Hongkong do chính Nguyễn Ái Quốc phụ trách”.

Hiện, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đang xin ý kiến về việc triển khai nghiên cứu  vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở khu vực Ðông Nam á, trong đó  có việc  tham gia sáng lập Ðảng Cộng sản Malaysia. 

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 112 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (5/6/1911 – 5/6/2023)
Nguyễn Ái Quốc với chí sĩ Phan Chu Trinh trên bước đường cứu nước

Lâu nay, giới học giả và báo chí nói rất nhiều về mối quan hệ giữa chí sĩ Phan Chu Trinh với nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Người tìm đường cứu nước, đặc biệt là thời gian ở Pháp. Vậy, mối quan hệ đó như thế nào, bắt nguồn từ đâu và chí sĩ Phan Chu Trinh đã giúp đỡ những gì cho Nguyễn Ái Quốc…?

Nguyễn Ái Quốc với chí sĩ Phan Chu Trinh trên bước đường cứu nước
Bước chân từ xứ Nghệ, xứ Huế

Xứ Nghệ tiếp nối với xứ Huế trên con đường đi về phương Nam của người Việt. Khí chất cương cường và khát vọng vươn lên mãnh liệt của con người miền Hoan Ái suốt nghìn năm qua đã hun đúc, làm nên truyền thống cách mạng nổi bật.

Bước chân từ xứ Nghệ, xứ Huế
Tuyên ngôn độc lập và Nhà nước pháp quyền

Cách đây 76 năm (2/9/1945-2/9/2021), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là văn bản có giá trị lịch sử, không chỉ là lời tuyên bố đanh thép của một dân tộc vừa giành lại nền độc lập của mình, mà còn là cơ sở để dân tộc ấy xây dựng “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” đầu tiên ở châu Á.

Tuyên ngôn độc lập và Nhà nước pháp quyền
Ra mắt cuốn sách 'Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước'

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước” bằng 4 thứ tiếng Việt, Anh, Nga, Trung Quốc.

Ra mắt cuốn sách Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Hành trình cứu nước
Return to top