Nguyễn Văn Bổng nhà văn chiến sĩ
TTH - Trong điếu văn của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, đọc tại buổi tang lễ ngày 13/7/2001, nhà thơ Hữu Thỉnh đã tổng kết cuộc đời Nguyễn Văn Bổng và khẳng định: “Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết, chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn và bút ký có giá trị (...), là nói đến một nhà văn chiến sĩ vào Nam ra Bắc, xông pha nơi đầu sóng ngọn gió, sống trọn cuộc đời đầy biến động và thử thách khắc nghiệt đi cùng lịch sử đất nước...
Nguyễn Văn Bổng còn có các bút danh Trần Hiếu Minh, Lê Nguyên Trung, Vương Quế Lâm, Phượng Nguyễn, sinh ngày 01/01/1921 tại Bình Cư, Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam, trong một gia đình Nho học, học ở quê, rồi ra Huế học cao đẳng tiểu học và tú tài. Sau khi đỗ tú tài toán, về dạy tại trường tư thục Thuận Hóa và bắt đầu viết văn, với những truyện ngắn đầu tay như Say nửa chừng (1943), Dưới đáy sông Hương, Làm lại cuộc đời (1944), tham gia cách mạng, làm báo, làm công tác văn hóa văn nghệ, tuyên huấn tuyên truyền, vào Nam ra Bắc, giữ nhiều trọng trách như Tổng Biên tập báo Văn Nghệ Liên khu Năm, Phó tổng thư ký Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, Tổng Biên tập báo Văn Nghệ... Trong chuyến trở lại chiến trường miền Nam năm 1962, với cương vị là Trưởng Tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, chỉ bốn năm sau, ông đã vào sâu nội thành hoạt động bí mật, ngày nằm hầm bí mật, đêm gặp gỡ, tiếp xúc vận động trí thức tham gia cứu nước, trực tiếp viết cho các báo công khai của phong trào yêu nước như các tờ Tin văn, Người Việt bí mật. Về sáng tác, ông từng viết kịch (Dân Cụ Hồ, 1962), truyện phim (Đường về Nam, 1963), tiểu luận phê bình (Bên lề những trang sách, 1982), nhưng thành công chủ yếu của ông là ở các thể như ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, tập trung vào hai mảng đề tài chính là vấn đề nông thôn với người nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ (các tiểu thuyết Con trâu 1952, Cắm thẻ đồng Câu 1955, Bếp đỏ lửa (2 tập) 1955, 1956, Rừng U Minh 1966, tập ký Cửu Long cuộn sóng 1965) và Sài Gòn và các thành thị miền Nam trong những năm đánh Mỹ (các tập ký Sài Gòn ta đó - 1969, ???ng ??t n??cĐường đất nước - 1976, Ghi chép về Tây Nguyên - 1978, tập truyện ngắn Chuyện bên cầu Chữ Y - 1995, các tiểu thuyết Áo trắng - 1973, Sài Gòn 67- 1982, Tiểu thuyết cuộc đời - 1991, Ti?ng n? Caravelếng nổ Caravel - 1999). Dù ở mảng đề tài nào, ông cũng đều tập trung vào một chủ đề xuyên suốt là khẳng định tư thế hiên ngang của con người và văn hóa Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Phẩm chất đáng quý ở Nguyễn Văn Bổng thể hiện nét đặc trưng của một nhà văn kiểu mới, đó chính là sự thâm nhập cuộc sống và chiến đấu của nhân dân, với tư thế của người chiến sĩ. Và, theo ông, chính cuộc sống đó, đã trao cho ông những trang văn đã được hong phơi ấm áp, khó phôi pha trong ký ức người đọc. Hãy nghe ông kể về con đường đưa ông về làm phóng viên Ban Nông nghiệp của Báo Nhân Dân: “Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn, nhưng phần lớn tuổi thanh niên sống ở Huế. Đọc, thích phần lớn là sách của phương Tây, nhất là tiểu thuyết Pháp. Tôi chưa bao giờ là nông dân. Hồi viết Con trâu, tôi chưa từng được cầm đến cán cuốc, tay cày. Tôi chưa phân biệt được ruộng lúa tẻ với ruộng lúa nếp... Những hiểu biết và yêu mến nông thôn là do cách mạng và kháng chiến đem lại cho tôi. Cái vốn tôi có thể viết Con trâu là cái vốn tôi có được từ những ngày đầu lăn lộn trong kháng chiến, từ những ngày tôi mang chiếc túi bên người, đi khắp chiến trường trong tỉnh để viết tin và bài cho báo Chiến thắng” (Nhận diện lại văn học kháng chiến Liên khu Năm, Nxb Đà Nẵng 2007, tr.53).

Phạm Phú Phong
- Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa (12/04)
- Cơn bão đã qua (11/04)
- Giữ lại dấu xưa cho Long Thọ (11/04)
- Mùa nắng tháng Tư (11/04)
- Long lanh “giọt” Trịnh (11/04)
- Giới thiệu hơn 100.000 cuốn sách tại Hội sách Alphabooks (10/04)
- Bộ sách giúp hiểu toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của L. Cadiere (10/04)
- Nghĩ về “giấc mơ Huế” (08/04)
-
Cơn bão đã qua
- Học sinh tranh tài cuộc thi sáng tạo mỹ thuật
- Tàng Thơ Lâu, kết nối giá trị quá khứ đến đương đại
- Nhớ nhạc sĩ họ Trịnh qua âm nhạc và hội hoạ
- Triển lãm tranh “Trịnh & những âm ba” sẽ khai mạc vào chiều 1/4
- “Em và Trịnh” có kinh phí 50 tỷ đồng
- Nét đẹp Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
- Bông hồng đỏ
- Cảm xúc “Tháng ba”
- Hát mừng ngày quê hương giải phóng