ClockThứ Năm, 17/11/2016 13:52

Nhà mình có ống khói...

TTH - Lần đầu mới nghe, con ngạc nhiên quá chừng. Nhà mình dùng bếp ga mà, răng mẹ lại nói rứa hè? Ngơ ngẩn một lúc rồi con mới nhận ra, từ vẻ mặt vừa cười cười, nhưng lại vừa buồn buồn của mẹ, cả vẻ bối rối lơ đãng đôi chút trên mặt ba. À, con hiểu rồi, ba hút thuốc, mẹ nói hoài nhưng vẫn thấy ba chưa thay đổi.

Hút thuốc thụ động cũng nguy hiểm

Khi con còn bé, mỗi lần ba ở nhà, con thích ngửi mùi từ bao thuốc lá của ba lắm. Nó thơm mà. Con nhớ, hồi đó mỗi lần thấy con làm vậy, mẹ lại bảo tại ba nên con mới thích mùi thuốc từ khi mới nứt mắt. Hồi đó, con cũng ngơ ngơ, đâu có hiểu nứt mắt là chi. Giờ thì con hiểu rồi. Nỗi ấm ức nớ, hẳn đã theo mẹ từ lâu.

Không biết có bị ảnh hưởng từ mẹ không, nhưng khi con lớn, rồi thành thiếu nữ, con cũng không thích, thậm chí là không muốn chơi với các bạn nam hay tụ tập cafe, hút thuốc lá trong góc trường, hay bất cứ một nơi nào đó. Hồi đó nhà mình ở tập thể, các căn hộ dưới tầng trệt người ta cho thuê bán hàng tạp hóa, bán cafe, cả quán nhậu, nơi mà mỗi lần ngang qua, con lại cố bước thật nhanh vì thấy bất an trước những ánh mắt đàn ông, cả những người bằng con hoặc hơn có chút xíu đang ngồi, với điếu thuốc trên môi, cafe hay mấy dĩa mồi cộng với bia, hoặc rượu trên bàn. Mẹ, những lần như rứa thường choàng tay qua vai con, hoặc nắm tay con thật chặt mỗi khi bước cùng con qua đó. Giờ thì con cũng hiểu, mẹ đang xòe cánh ra để che chắn và bảo vệ con nếu thấy có gì đó bất an.

Con cũng biết mà, không phải người đàn ông mô hút thuốc cũng xấu. Thì như ba, ba lúc mô cũng thương tụi con không hết, sẵn sàng làm đỡ cho con việc nặng, sẵn sàng chạy xe giữa đêm mưa để mua thuốc cho con và em lúc sốt, sẵn sàng mua cho con món ngon chi đó khi nghe chị em con xuýt xoa kể cho nhau với nụ cười hiền hậu, cũng lo âu chạy vô chạy ra ngõ hoặc xách xe chạy đến chỗ học nếu thấy mẹ, con hay em không hiểu vì cơn cớ chi lại về trễ; lúc mô ba cũng nói nhẹ với người già, người bán vé số... có lúc còn hào phóng cho em cu nớ một ít tiền (mà có khi con xin ba chưa chắc đã cho) khi thấy em chạy lui chạy tới toát mồ hôi trong quán ăn đông người. Nhưng ba chắc là không bỏ được thói không hay, là thuốc lá. Có hôm con nghe mẹ nhắc, ba cứ ho ho rứa, thì đi khám tổng thể xem sao và bỏ dần thuốc lá đi. Rứa mà lúc sau, rồi ngày hôm sau, lại cứ thấy ba gắn điếu thuốc lên môi, vì răng rứa ba hè?

Con cũng chả thích, mà nói chung là không có thiện cảm khi nghe mấy chú, mấy bác bạn của ba nói rằng, cái chi cũng bỏ được hết, chỉ còn điếu thuốc này nữa thôi. Bỏ hết thì còn gì nữa là đời! Rõ là ngụy biện mà. Chừ con lớn rồi, con cũng muốn nói với ba, nhiều lần và một lần nữa, là ba không vì ba, thì vì chị em con, vì mẹ  để bỏ thuốc được không ba? Chớ con thấy ba cứ ho rứa, con nóng ruột luôn. Người ta nói hoài đó, trên bao thuốc cũng có ghi tề, là hút thuốc thì nguy cơ ung thư là cao lắm đó. Con và em thì cứ muốn ba thật khỏe mạnh, sau này để râu thật dài để chọc cháu cho vui như hồi xưa, ba hay nói với tụi con mỗi khi thấy ba cạo râu đó, nghe ba!

Hôm trước nhà mình có khách. Con nghe bác nớ xin lỗi để hút thuốc. Mẹ nói, không sao, anh cứ tự nhiên, nhà tôi cũng có ống khói di động mà...! Trời, con nghe mà thấy buồn vì môi trường nhà mình quá. Ba bỏ thuốc đi, nhen ba!

HA NI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Có 15% người hút thuốc lá mắc COPD và 90% người mắc COPD có tiếp xúc với thuốc lá. Ở Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế, mỗi năm có hơn 4.000 người đến khám, chữa bệnh, trong đó có nhiều người hút thuốc và nhiều người bị các bệnh về phổi do nguyên nhân này.

Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc
Sử dụng thuốc lá điện tử: Các bạn trẻ hãy dừng lại

Tò mò, hiếu kỳ, thử cảm giác mới… đó là thực tế hiện nay của không ít thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT). Loại thuốc lá này được rao bán tràn lan, công khai trên mạng xã hội đã gây nên những hệ lụy không đáng có đối với thanh, thiếu niên.

Sử dụng thuốc lá điện tử Các bạn trẻ hãy dừng lại
Return to top