Thế giới

“Nhà nước nhân dân” của thủ tướng Thái

ClockThứ Tư, 23/09/2015 10:09
TTH.VN - Thủ tướng Prayuth Chan-ocha vừa công bố chiến lược mới: xây dựng một “nhà nước nhân dân” để đưa nhà nước, nhân dân và giới doanh nghiệp gắn với nhau, cùng phát triển đất nước bền vững.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha trong một lần đi thị sát vùng lũ lụt ở Thái Lan - Ảnh: AFP
Theo báo Bangkok Post, Thủ tướng Prayuth giải thích rằng chiến lược “Pracha Rath” (nhà nước nhân dân) nhằm tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế đất nước ở cấp độ cơ sở và trao thêm sức mạnh cho các cộng đồng cũng như doanh nghiệp địa phương.

Giới quan sát cho rằng chiến lược này cũng phù hợp với gói kích cầu trị giá 136 tỉ baht của chính phủ vừa được thông qua gần đây.

 

“Chúng ta làm một thỏa ước với nhau để giải quyết các vấn đề và sửa chữa những lỗi lầm trong quá khứ. Đây không phải là chủ nghĩa dân túy. Nó là sự hợp tác giữa chính phủ và người dân

Thủ tướng Prayuth Chan-ocha

Không giống thời Thaksin

Ông Surapong Tovichakchaikul, thuộc nhóm kinh tế của Đảng Pheu Thai thân cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, cho rằng chính sách “nhà nước nhân dân” đã được nâng cấp lên từ các chương trình dân túy trước đây. “Chẳng sao cả nếu người dân hưởng lợi từ các chính sách này” - ông nói.

Ông Surapong cũng bảo vệ các chương trình dân túy do chính phủ dưới thời Pheu Thai lãnh đạo khởi xướng và nói nhiều chương trình dân túy khi ấy được ca ngợi rộng rãi như chương trình “Chăm sóc y tế 30 baht”.

Để bảo vệ cho chính sách kinh tế của mình vốn đang bị chỉ trích là tương tự như chính sách dân túy của ông Thaksin, theo báo The Nation, Thủ tướng Prayuth khẳng định: “Quốc ca của chúng ta tuyên bố rõ ràng rằng Thái Lan là một nhà nước nhân dân chứ không phải dân túy”.

Ông Prayuth nói chiến lược “nhà nước nhân dân” hoàn toàn khác chủ nghĩa dân túy mang tính chính trị, trong đó chính quyền vung tiền để tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri.

Mô hình của ông Prayuth có nghĩa là người dân, chính phủ và doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ với nhau để theo đuổi phát triển bền vững và giúp nông dân, công nhân và các cộng đồng đảm bảo cuộc sống.

Theo mô hình này, quan hệ giữa người dân, nhà nước và doanh nghiệp sẽ theo “chiều ngang”, có nghĩa là bình đẳng, hỗ trợ và khuyến khích nhau hoàn thành các mục tiêu.

Thỏa ước giữa chính phủ và dân

Nhà lãnh đạo của Thái Lan giải thích rõ: “Nếu chúng ta cứ vung tiền mãi, vấn đề ở đây sẽ là chúng ta cứ cho hoài cho mãi và điều này sẽ trở thành món nợ lòng biết ơn. Chính phủ hiện nay không muốn các bạn nợ chúng tôi món nợ của lòng biết ơn. Thái Lan là một nhà nước của nhân dân và chủ nghĩa dân túy không có chỗ ở đây”.

Theo ông, chính phủ sẽ đóng vai trò là người tạo điều kiện mở đường cho khối tư nhân và người dân hợp tác với nhau. Chính phủ sẽ xúc tiến tiếp thị cho nông sản với những kế hoạch mở các chợ trung tâm tại nhiều tỉnh để nông dân có thể tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Phòng Thương mại Thái Lan cũng sẽ đề xuất lên chính phủ lập các nhóm kinh tế cấp tỉnh để đảm bảo những biện pháp kích cầu được thông suốt.

Trước các lời chỉ trích của một nhà phân tích rằng chính sách “nhà nước nhân dân” sẽ không giúp tăng trưởng GDP, ông Prayuth đáp lại rằng với chính sách này, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản của đất nước sẽ giúp tăng GDP.

Tuần trước, Chủ tịch Hội đồng cơ mật Prem Tinsulanonda (cố vấn của nhà vua) cũng đã chỉ trích các chính sách dân túy. Ông nói Thái Lan từng là nước đi đầu trong khu vực nhưng nhiều vấn đề đã gây tổn hại cho đất nước và kìm hãm sự phát triển. Trong số đó, theo ông, có các chính sách dân túy đã không khuyến khích người ta giúp đỡ nhau.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra biện pháp kích cầu thứ hai nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận được vốn vay dễ dàng hơn.

Biện pháp này bao gồm gói cho vay mềm trị giá 100 tỉ baht, gói bảo đảm tín dụng 100 tỉ baht để khuyến khích những ngân hàng cho các SME vay, chính sách thuế 10% trong hai năm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm năm cho các SME khởi nghiệp và 6 tỉ baht vốn rủi ro phân phối cho các ngân hàng của nhà nước.

Theo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top