ClockThứ Tư, 07/11/2018 05:30

Nhà phố đô thị: Cần một sự điều chỉnh & thay đổi

TTH - Đã từ lâu nay, Huế mơ ước trở thành một đô thị văn minh, hiện đại và xanh – sạch – đẹp. Tuy nhiên, xét trên góc độ quy hoạch đô thị cũng như thiết kế xây dựng, để trở thành đô thị Huế hiện đại thật sự khó đạt được mục tiêu này.

Xây dựng nếp sống văn minh đô thị: Cán bộ, đảng viên đi trướcTự quản để đô thị sạch, đẹpXây dựng tuyến phố văn minh trên đường Phan Đăng Lưu

Kiến trúc lộn xộn

Dẫn một người bạn phương xa về chơi dạo quanh các đường phố mua sắm bậc nhất ở Huế như Trần Hưng Đạo, Phan Đăng Lưu, Hùng Vương, Bà Triệu…; thế nhưng, ở những con đường mua sắm sầm uất này, các cửa hàng hầu như đều nhỏ bé nằm trong những ngôi nhà cũ kỹ, thấp tầng. Anh bạn tôi nhận xét: “Đô thị Huế cũ kỹ quá, các con đường mặt phố với những vị trí đắc địa như thế nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu mua sắm thật chật chội, nhếch nhác. Nhìn tổng quan, Huế thật ít các tòa nhà, cao ốc sang trọng để đáp ứng các tiêu chí tiện nghi và tôn vinh kiến trúc xây dựng đô thị”.

Phố An Dương Vương ở cửa ngõ phía Nam TP. Huế nhà cửa vẫn đang lộn xộn. Ảnh: DT

Huế trước đây nhà cửa đã cũ kỹ và sau này khi mở rộng các khu đô thị mới, chẳng hạn như khu vực Kiểm Huệ, Nam Vỹ Dạ…, đô thị vẫn chưa mang dáng dấp hiện đại. Nhà cửa ở đây mỗi nơi mỗi kiểu kiến trúc, đường sá thì quá nhỏ, chỉ hai làn đường xe chạy, lại không thẳng tắp thật khó khăn trong việc đi lại, nhất là giờ cao điểm.

Chị Nguyễn Thị Lài ở khu đô thị Nam Vỹ Dạ cho hay: “Khi quy hoạch khu vực này, tôi cùng rất nhiều người về đây mua đất xây nhà từ rất sớm. Để muốn có một khu phố nhà ở liền kề đẹp, tôi bàn với các gia đình ở đây nên thuê kiến trúc sư thiết kế mẫu nhà chung cho mọi người nhưng khi nghe ý kiến vậy mọi người đều bác, bởi mỗi người đều thích kiến trúc riêng. Và nay, tuy là khu phố mới nhưng nhà cửa ở đây mỗi người mỗi kiểu, cổ kim, hiện đại đều có nên trông rất xấu. Hơn nữa, khu đô thị mới gì mà đường sá quá nhỏ”.

Anh Ngô Phương, ở đường Phan Đăng Lưu cho rằng: “Ở phố Phan Đăng Lưu mọi nhà đều giàu có và khá giả, song nhà cửa ở đây quá lâu năm (trên dưới vài chục năm) nên giờ rất cũ kỹ, nhưng chẳng ai chịu xây dựng mới nhà cửa. Tôi cũng có điều kiện làm nhà mới, nhưng bây giờ hạ giải xuống mình xây dựng lên một căn nhà hoành tráng, hiện đại thì nhìn tổng thể chung khó xem quá. Nhất thiết chính quyền nên vận động và đưa ra một mẫu nhà chung cho con đường đẹp này”.

Cần một sự điều chỉnh

Sức ép đô thị ngày một nhiều hơn khi mật độ dân cư dày đặc, các công sở, trường học, bệnh viện, chợ… đều nằm ngay trung tâm thành phố Huế. Để giải tỏa sức căng của đô thị, nhiều năm qua, Huế cũng đã mở rộng các khu đô thị mới, song ở đó vẫn thiếu các nhà đầu tư chiến lược nên các khu đô thị mới chỉ dừng lại việc bán đất ở cho người dân.

Để muốn trở thành một đô thị văn minh, hiện đại thì nhất thiết phải có các nhà đầu tư bất động sản tầm cỡ như FLC, Sungroup, Sunshire Group, Ceo Group, BRG… nhảy vào cuộc chơi thì lúc đó diện mạo đô thị mới bừng sáng. Chẳng hạn như vừa qua, sau khi Vincom khánh thành tòa nhà thương mại, khách sạn ngay tại ngã 5 của Huế khiến cho diện mạo đô thị nơi đây khác hẳn. Hay thành phố gần chúng ta như Đà Nẵng, chỉ cách đây hơn chục năm, thành phố đìu hiu, thế nhưng giờ đây vào Đà Nẵng thật sự sôi động, bởi do các ông lớn bất động sản đã vào và ghi dấu ấn với nhiều công trình đẳng cấp nổi tiếng cả nước. Điều này cho thấy, kiến trúc đô thị quan trọng vô cùng.

Theo nhiều người dân, Huế chưa phải là muộn để xây dựng đô thị hiện đại. Hiện nay, quỹ đất của Huế chưa phải là hết, vẫn còn nhiều khoảng đất trống rộng và sạch, nhiều chung cư thấp tầng cũ kỹ lâu năm tồn tại giữa lòng thành phố, các khu đô thị mới vẫn đang trong tình trạng bán đất nền làm nhà mà chưa tính đến hình thành các trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư cao cấp, hay các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh nếu sau này vào trung tâm hành chính của tỉnh thì quỹ đất vẫn còn quá nhiều... Điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự điều chỉnh, đổi mới hơn trong việc thu hút các tập đoàn bất động sản lớn và uy tín hàng đầu Việt Nam nhảy vào cuộc chơi.

Xây dựng đô thị hiện đại là bước đi đúng đắn và hợp lý, bởi qua đó, sẽ tạo ra các giải pháp đột phá về nhà ở, văn phòng làm việc, trung tâm mua sắm, giải trí…; đồng thời, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên về đất đai, giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường và thu hút được nhiều lượng khách du lịch đến nghỉ ngơi, mua sắm và nghỉ dưỡng.

Khôi Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
“Năng lượng” mới

Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

“Năng lượng” mới
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top