Nhà Trắng giành đủ sự ủng hộ cho thoả thuật hạt nhân Iran
TTH.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày hôm qua (2/9) vừa giành được đủ sự ủng hộ của Quốc hội để đảm bảo thỏa thuận hạt nhân Iran không bị bác bỏ, khi Thượng nghị sĩ thứ 34 công bố sẽ hỗ trợ cho thoả thuận này trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Mỹ ngày 17/9 tới, AFP sáng nay (3/9) đưa tin.
Hầu hết các nhà lập pháp Mỹ phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran, trong đó sẽ giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Tehran nhằm ngăn chặn Iran tiến hành chương trình hạt nhân của mình. Nhiều thành viên đảng Cộng hòa cảnh báo rằng, nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ tìm cách gian lận theo cách của mình để có được một quả bom nguyên tử.
![]() |
Thượng nghị sĩ Barbara Mikulski tuyên bố ủng hộ thoả thuận hạt nhân Iran - Ảnh: BBC. |
Tuy nhiên, thông báo của một Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ngày hôm qua (2/9) cho biết bà sẽ ủng hộ thỏa thuận quốc tế nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, đem lại một thắng lợi quan trọng cho chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama.
Thượng nghị sĩ Barbara Mikulski, đại diện tiểu bang Maryland, là thành viên thứ 34 tại Thượng viện cam kết biểu quyết ủng hộ thỏa thuận – con số đủ để bảo đảm Tổng thống Obama sẽ thắng trong nỗ lực vận động để thỏa thuận được thông qua tại Quốc hội.
Thượng nghị sĩ Mikulski nói, “Không có thỏa thuận nào là toàn hảo, nhất là một thỏa thuận với chế độ Iran.” Tuy nhiên, theo bà, thỏa thuận Iran – chính thức được gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện chung JCOA, là phương án tốt nhất có thể có được để ngăn chặn Tehran sản xuất một quả bom hạt nhân.
"Thỏa thuận Iran đã xong. Với sự ủng hộ của bà Mikulski, Tổng thống Obama có tất cả số phiếu mà ông cần," thành viên đảng Cộng hòa John Cornyn nói.
Trong khi đó, một số đảng viên Cộng hoà kêu gọi từ bỏ thỏa thuận và đàm phán lại các điều khoản cứng rắn hơn với Tehran, nhưng các nhà đàm phán Mỹ nhận định rằng, một động thái như vậy có thể khiến liên minh quốc tế bảo đảm cho thỏa thuận này sụp đổ.
Đảng Cộng hòa nhất trí phản đối, cảnh báo rằng việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran sẽ mang đến cho nước này “một vận may bất ngờ” trị giá lên đến 150 tỷ USD, mà họ cho rằng có thể được đổ vào các hoạt động khủng bố.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối thỏa thuận này, gọi đó là một "sai lầm tồi tệ" và cung cấp cho Iran "con đường chắc chắn để có vũ khí hạt nhân", BBC đưa tin.
Thực tế, các nhà hoạt động ở cả 2 phía trong Quốc hội Mỹ đã chi hàng triệu USD cho các chiến dịch tuyên truyền và các nhóm vận động hành lang ủng hộ Israel đã gây áp lực lên các nhà lập pháp để không hỗ trợ thỏa thuận này.
Trong bài phát biểu ủng hộ thỏa thuận Iran ở Philadelphia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải sống theo những thỏa thuận đầy đủ trước khi bắt đầu được hưởng lợi từ việc dỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt.
"Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế sẽ không ngừng giám sát Iran và các bạn có thể đặt cược rằng, nếu chúng ta nhìn thấy một điều gì đó, chúng ta sẽ có hành động đáp trả," ông nói. "Các tiêu chuẩn chúng tôi sẽ áp dụng có thể được tóm gọn trong mấy từ: "Không khoan nhượng"".
Tháng 7 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn một nghị quyết ủng hộ thỏa thuận. Theo đó, các biện pháp chế tài kinh tế của LHQ, Mỹ và Liên minh châu Âu nhắm vào Iran sẽ được bãi bỏ một khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA có quyết định về vấn đề liệu Iran có tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân hay không, mặc dù Iran vẫn luôn khẳng định rằng chương trình của họ nhằm mục đích hòa bình. Dự kiến, IAEA sẽ công bố báo cáo cuối cùng vào cuối tháng 12/2015.
Nếu thỏa thuận có hiệu lực, và nếu nhận thấy Iran sau này vi phạm các giới hạn như con số các máy ly tâm mà Iran sử dụng để tinh chế uranium, hoặc mức độ tinh chế uranium được cho phép, thì thỏa thuận bao gồm một điều khoản mà theo đó, các biện pháp chế tài sẽ được áp đặt trở lại.
Bảo Nghi (lược dịch từ BBC, Reuters & AFP)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ
- ASEAN vẫn là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc