ClockChủ Nhật, 28/08/2016 05:51

Nhà văn trẻ đang cần gì

TTH - Tác phẩm không thiếu, chất lượng cũng không kém ai nhưng tên tuổi các nhà văn trẻ xứ Huế chưa thể vang xa và lan tỏa trong lòng độc giả...

Quảng bá kém

Văn học Huế có nhiều cây bút trẻ. Nhiều người trong số họ, như Lê Minh Phong, Lê Vũ Trường Giang, Nhụy Nguyên, Phan Tuấn Anh, Meggie Phạm… đang là những cây bút sung sức, gặt hái nhiều thành quả trên văn đàn cả nước, một số người đã tạo được tiếng vang. Tác phẩm của họ xuất hiện khá thường xuyên trên nhiều tờ báo lớn: Văn Nghệ, Văn nghệ quân đội, Văn nghệ trẻ, Tuổi trẻ… Đáng chú ý, Meggie Phạm có 5 tập truyện dài được NXB Trẻ xuất bản. Với họ, văn chương vừa là nghề vừa là nghiệp.

Minh họa: Võ Nhân

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đánh giá: “Đội ngũ sáng tác trẻ của Huế đang đi trên con đường hội nhập cùng với văn học nghệ thuật chung của cả nước. Họ xác lập những khoảng không gian riêng, có tiếng nói riêng, minh định được giá trị riêng. Họ thừa tài năng để kế thừa và tiếp nối các nhà văn đi trước”.

Tuy vậy, tên tuổi các tài năng trẻ của Huế vẫn chưa thật sự nổi bật trên văn đàn. Phải chăng do cái bóng của những nhà văn tên tuổi đi trước quá lớn? Đặt câu hỏi này với các nhà văn trẻ, họ đều lắc đầu. “Đó không phải là trở lực mà ngược lại, thế hệ nhà văn đi trước đã tạo dựng nền tảng, sắc thái, tính cách văn học riêng cho Huế, để thế hệ trẻ được học hỏi, kế thừa và vươn lên tầm cao hơn và về ý nghĩa nào đó, họ là những người thầy văn chương. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm ra cho mình những con đường mới, “khơi những nguồn chưa ai khơi”... nhà văn trẻ Lê Vũ Trường Giang bộc bạch.

Trao đổi với nhiều người trong giới văn chương, họ đều khẳng định, chất lượng tác phẩm của các nhà văn trẻ ở Huế không hề thua kém so với hai đầu đất nước. Nhà thơ Lê Vĩnh Thái, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn tỉnh chia sẻ: “So với mặt bằng chung của cả nước, tác phẩm của nhà văn trẻ ở Huế đứng được trong lòng bạn đọc, thậm chí vượt trội so với một số tỉnh lân cận. Không “nổi” là do công tác truyền thông còn yếu kém so với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hai thành phố này có các nhà xuất bản, các công ty liên kết phát hành sách lớn nên công tác quảng bá, phát hành đến bạn đọc rất tốt”.

Có những tác phẩm viết tốt nhưng ở Huế chỉ có Hội Nhà văn và Tạp chí Sông Hương hỗ trợ giới thiệu và dành tặng bạn bè, chưa đến được tay người đọc. Nếu tác phẩm được phê bình sôi nổi trên nhiều tờ báo và được phát hành rộng rãi sẽ thu hút quan tâm của dư luận, độc giả. “Vấn đề giới thiệu, quảng bá rất quan trọng, ít được truyền thông trên báo, không được phát hành rộng rãi làm sao ai biết. Hơn nữa, công tác lý luận phê bình của Huế đang yếu nên tác phẩm của nhà văn trẻ dù chất lượng không thua ai nhưng cũng chỉ nằm trong không gian của Huế - Nhà thơ Võ Quê thẳng thắn.

Đặt câu hỏi vì sao tác phẩm của nhà văn trẻ ít được nhà xuất bản để ý, nhà văn Lê Minh Phong cho rằng: “Ấy là do thị hiếu của độc giả. Bây giờ độc giả trẻ, nhất là tuổi mới lớn thích những truyện ngôn tình, trong khi những tác phẩm mang giá trị văn học đích thực khá kén người đọc. Tiêu chí của nhà xuất bản là sách phải bán chạy. Dù chất lượng tác phẩm tốt nhưng kén người đọc thì nhà xuất bản không dám “mạo hiểm”.

Thiếu “bà đỡ”

Có một thực tế, tại các cuộc thi sáng tác văn, thơ thiếu nhi được tổ chức hàng năm đã phát hiện những cây bút viết tốt nhưng lên đến cấp 3, đại học, con số này cứ “rơi rụng” dần khi nhiều người chọn hướng đi khác. Lực lượng sáng tác trẻ trong sinh viên cũng vậy, số ở lại Huế rất ít. Tuy nhiên, trong số những người ở lại Huế lập nghiệp cũng không mấy người đủ mạnh mẽ, đam mê để sống với nghiệp, với nghề.

Một chuyến điền dã của các nhà thơ, nhà văn trẻ tại thác Bàu Ghè (Phú Lộc). Ảnh: Đông Hà

“Muốn có thêm nhiều tài năng, không còn cách nào khác là phải có chính sách đầu tư phát hiện các tài năng trẻ qua các cuộc thi, các đợt sáng tác dành cho lớp trẻ. Và dĩ nhiên, cũng phải có cách thức để công chúng tiếp cận các giá trị thẩm mỹ mới của thế giới mà các cây bút trẻ đang tiếp cận và vận dụng khá thành công...”, nhà văn Thanh Ngọc nhấn mạnh.

Với các nhà văn trẻ, Tạp chí Sông Hương trở thành sân chơi, là nơi giới thiệu tác phẩm, phát hiện bồi dưỡng những tài năng có tín hiệu sáng tạo, hoan nghênh những khuynh hướng sáng tác mới. Tuy vậy, tác phẩm được đăng ở đây cũng giới hạn vì mỗi tháng chỉ có một số, trong khi lượng cộng tác viên rất đông. Ngoài tạp chí này và một số ít tờ báo, trang mạng, những sân chơi khác cho nhà văn trẻ không tồn tại được lâu. Những “bà đỡ” giúp họ phát huy khả năng sáng tạo cũng không nhiều nên mỗi tác giả phải tự tìm sân chơi cho riêng mình. Một số nhà văn trẻ cho biết, họ không thiếu tác phẩm nhưng thiếu kinh phí in, phát hành. Trong khi theo quy định, 5 năm một lần, mỗi tác giả mới được Quỹ hỗ trợ sáng tạo của Liên hiệp Hội VHNT hỗ trợ xuất bản, công bố tác phẩm. Sự hỗ trợ ấy cũng mang tính động viên là chính, bởi tiền in 1 tác phẩm tốn từ 10-20 triệu đồng.

Văn học là cuộc dấn thân, mỗi người phải tự tìm tòi, sáng tạo, đào sâu và tìm cho mình lối đi riêng. “Quan trọng nhất là nhà văn trẻ phải có tác phẩm và tác phẩm ấy phải sống được trong lòng bạn đọc, đạt được những tiêu chí về nghệ thuật, thể tài, phù hợp với các điều kiện xuất bản của các công ty sách, nhà xuất bản hiện nay. Thế hệ nhà văn trẻ chúng tôi cần phải làm việc nghiêm túc, miệt mài sáng tạo hơn nữa để có thể đi được chặng dài trên con đường mình đã chọn. Tuy vậy, các cây bút trẻ cũng cần có những lực đẩy, “bà đỡ” để có thể bật lên, để tác phẩm được ra mắt và giới thiệu rộng rãi đến công chúng - nhà văn Trường Giang chia sẻ.

TRANG HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án

Ngày 5/4, tại TP. Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng tổ chức hội nghị Chánh án TAND 3 cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng cùng hơn 200 đại biểu.

Nâng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án
Nâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

Những ngày qua, mặc cho thời tiết nắng nóng, các chiến sĩ dân quân tự vệ (DQTV) năm thứ nhất của huyện Phú Vang vẫn hăng say luyện tập “vượt nắng, thắng mưa”, nỗ lực nắm chắc nội dung từng bài giảng, nâng cao chất lượng thực hành về kỹ thuật, chiến thuật, yếu lĩnh động tác…

Nâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ
Thông tin doanh nghiệp:
Công ty Intoroigiare.vn - Chuyên dịch vụ in Name Card chất lượng toàn quốc

Trong thời đại kinh doanh ngày càng phát triển, việc tạo nên ấn tượng ban đầu là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những cách làm hiệu quả nhất để thu hút khách hàng đối tác là sở hữu chiếc danh thiếp chuyên nghiệp. Chính vì lẽ đó, công ty Intoroigiare.vn tự hào là địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ in Name Card chất lượng toàn quốc. Vậy dịch vụ ở đây có gì đặc biệt để khách hàng tin tưởng? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Công ty Intoroigiare vn - Chuyên dịch vụ in Name Card chất lượng toàn quốc
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông: Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng

Những năm trở về đây, gỗ óc chó trở thành tâm điểm trong lĩnh vực nội thất và tạo được sức hút đặc biệt khi xuất hiện trong nhiều công trình dự án đẳng cấp. Gỗ óc chó không chỉ đẹp về mặt màu sắc và vân gỗ, mà còn là biểu tượng của sự cao quý và tinh hoa của văn hóa Á Đông.

Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng

TIN MỚI

Return to top